Cách đóng trần thạch cao phẳng đơn giản, chuẩn kỹ thuật

Nắm rõ cách đóng trần thạch cao phẳng không chỉ giúp người thợ thị công đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình mà còn tạo điều kiện để chủ sở hữu công trình giám sát việc lắp đặt. Đứng trước được thực tế đó, đến với bài viết hôm nay, mời bạn hãy cùng tranthachcaoaz.com đi tìm hiểu chi tiết về cách làm trần thạch cao phẳng đơn giản, chuẩn kỹ thuật!

Trần thạch cao phẳng là gì?

Trần thạch cao phẳng là hệ trần có bề mặt trần sau khi hoàn thiện nằm trên cùng một mặt phẳng, không có khoảng lồi lõm. Trần được cấu tạo từ khung xương đồng cote cùng tấm hoàn thiện với đường nét đơn giản, không cầu kỳ, mang đến cho công trình nét đẹp nhẹ nhàng, trang nhã.

Trần thạch cao phẳng có thể thuộc hệ trần thả hoặc hệ trần chìm. Trong đó:

  • Trần thạch cao thả thường sử dụng khung xương chất lượng cùng tấm thạch cao đa dạng (thường được gọi chung là tấm sợi khoáng hay tấm thạch cao phủ PVC).
  • Trần thạch cao chìm thường sử dụng các loại xương phổ biến đến từ nhiều thương hiệu khác nhau, đáp ứng đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng.
Trần thạch cao phẳng có bề mặt sau khi hoàn thiện nằm trên cùng một mặt phẳng
Trần thạch cao phẳng có bề mặt sau khi hoàn thiện nằm trên cùng một mặt phẳng

Nguyên liệu cần có để đóng trần thạch cao phẳng

Để đóng trần thạch cao phẳng, trước hết, chủ sở hữu công trình và đơn vị thi công cần đảm bảo một số nguyên liệu cần có như sau:

  • Tấm trần thạch cao: Gyproc, Boral,…
  • Khung trần: Thanh V viền tường, thanh U gai, thanh xương cá,…
  • Linh kiện hỗ trợ: Tyren, ecu, nở đạn,…

Cách đóng trần thạch cao phẳng chuẩn kỹ thuật nhất

Có thể nói, nắm rõ cách đóng trần thạch cao phẳng chuẩn kỹ thuật sẽ giúp đảm bảo tuổi thọ cũng như nét đẹp thẩm mỹ tối đa cho công trình. Theo đó, chủ sở hữu công trình và đơn vị thi công hãy đảm bảo cách làm trần thạch cao phẳng trải qua đầy đủ 7 bước dưới đây.

Bước 1 – Đo đạc độ cao trần nhà

Độ cao trần nhà là khoảng cách được tính từ mặt sàn tới bề mặt nền của trần nhà. Dụng cụ đo độ cao trần nhà có thể dùng ống nivo hoặc máy laser. Chúng ta cần lưu ý rằng cùng với việc tiến hành đo, hãy đồng thời đánh dấu vị trí của thanh viền tường.

Bước đầu tiên khi đóng trần thạch cao phẳng là đo độ cao trần nhà
Bước đầu tiên khi đóng trần thạch cao phẳng là đo độ cao trần nhà

Bước 2 – Cố định thanh viền tường

Cố định thanh viền tường theo độ cao đo được ở bước 01 bằng vít hoặc đinh. Trong đó, khoảng cách giữa 02 vít/đinh không vượt quá 03 mm.

Bước 3 – Xác định điểm treo tyren

Việc xác định điểm treo tyren cần đảm bảo:

  • Khoảng cách giữa 02 điểm liền kề không vượt quá 1.000 mm.
  • Khoảng cách từ vách đến móc đầu tiên là 400 mm.

Ngoài ra:

  • Đối với giàn bê tông, hãy sử dụng khoan bê tông để khoan trực tiếp.
  • Dùng búa đóng nở đạn vào các lỗ khoan, sau đó treo tyren và cắt tyren theo độ cao trần.

Bước 4 – Lắp đặt khung trần và thanh chính

Treo thanh chính vào các điểm treo tyren đã được dựng trước đó theo đúng yêu cầu và khớp với bản vẽ trần thạch cao phẳng. Đồng thời, hãy đảm bảo các thanh phụ được liên kết với thanh chính bằng ngàm (ở trên thanh chính) và phải cố định vào vách hoặc trần.

Thanh phụ cần được liên kết với thanh chính bằng ngàm
Thanh phụ cần được liên kết với thanh chính bằng ngàm

Bước 5 – Căn chỉnh khung trần

Tiến hành căn chỉnh khung trần sao cho ngay ngắn. Nếu cần thiết, chúng ta có thể kiểm tra lại độ cao bằng ống nivo hoặc máy laser.

Bước 6 – Gắn tấm thạch cao và xử lý khe nối

Đặt chiều dài của tấm thạch cao dọc theo chiều vuông góc của các thanh phụ, sau đó cố định tấm thạch cao bằng vít (đảm bảo không để lộ vít ra bên ngoài). Ngoài ra, hãy đảm bảo khoảng cách lớn nhất giữa 02 tấm liền kề nên là 200 mm (cạnh tấm) và 300 mm (bên trong tấm).

Bước 7 – Hoàn thiện

Tiến hành rà soát lại công trình một lần nữa và dọn vệ sinh ở khu vực thi công để nghiệm thu và bàn giao.

Người thi công cần rà soát kỹ công trình trần thạch cao phẳng trước khi bàn giao
Người thi công cần rà soát kỹ công trình trần thạch cao phẳng trước khi bàn giao

Nên làm trần thạch cao phẳng hay giật cấp?

Cùng với trần thạch cao phẳng, trần thạch cao giật cấp cũng được xem là sự lựa chọn lý tưởng của nhiều người tiêu dùng. Theo đó, để trả lời câu hỏi “Nên làm trần thạch cao phẳng hay giật cấp”, chúng ta cần đánh giá dựa trên 2 yếu tố sau:

Kiểu kiến trúc công trình

Những công trình có không gian nhỏ hẹp, cần sự thoáng sạch (nhà phố, căn hộ chung cư nhỏ,…) hoặc công trình công cộng (nhà hội nghị, nhà quốc hội,…) sẽ thích hợp nhất với trần thạch cao phẳng. Hệ trần mang nét đẹp đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính sang trọng cho không gian. Không chỉ vậy, trần thạch cao phẳng còn giúp chủ công trình tiết kiệm tối đa chi phí thi công.

Tham khảo: 

Mặt khác, với những công trình được thiết kế theo phong cách cổ điển, tân cổ điển hay hiện đại sở hữu diện tích tương đối lớn, trần thạch cao giật cấp sẽ là sự lựa chọn hợp lý hơn cả. Mang nét đẹp cầu kỳ, bắt mắt, hệ trần này sẽ góp phần tạo hiệu ứng xa hoa, lộng lẫy cho toàn bộ không gian.

Tham khảo: Mẫu trần thạch cao giật cấp đơn giản

Công trình nhỏ hẹp hoặc công trình công cộng phù hợp lắp đặt trần thạch cao phẳng
Công trình nhỏ hẹp hoặc công trình công cộng phù hợp lắp đặt trần thạch cao phẳng

Dựa trên khả năng tài chính

Là hệ trần có chi phí bình dân, trần thạch cao phẳng thường thích hợp với nhóm khách hàng không quá dư dả về mặt tài chính. Ngược lại, nhóm khách hàng sở hữu tiềm lực tài chính mạnh sẽ hoàn toàn có thể lựa chọn trần thạch cao giật cấp cho công trình.

Tham khảo: Giá trần thạch cao phẳng

Tổng kết

Nhìn chung, sử dụng trần thạch cao phẳng sẽ mang lại cho công trình nét đẹp thẩm mỹ đơn giản, nhẹ nhàng; đồng thời tạo cảm giác về một không gian thoáng mát, rộng rãi.

Do đó, hy vọng rằng thông qua bài viết của tranthachcaoaz.com ngày hôm nay, các đơn vị thi công và chủ công trình đã nắm vững cách đóng trần thạch cao phẳng đơn giản, chuẩn kỹ thuật để hạn chế tối đa tình trạng khe nối có vết gồ, vệt lăn sơn không đều,… gây ảnh hưởng tới mỹ quan công trình.

Rate this post

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kích thước tấm thạch cao trần thả 600×600, 600×1200 và giá bán

Tấm thạch cao thả hay thạch cao trần nổi là loại vật liệu xây dựng...

So sánh trần thạch cao và trần bê tông – Nên làm loại trần nào?

Trần nhà là một bộ phận quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và...

Có nên làm tường thạch cao phòng ngủ không? Đánh giá ưu nhược điểm

Phòng ngủ là khu vực nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày dài làm việc....

Thi công vách thạch cao: Báo giá, vật tư và các bước thi công

Vách thạch cao ngăn phòng là giải pháp làm vách ngăn phổ biến hiện nay....

Vách thạch cao cách âm, tiêu âm: Cấu tạo, ứng dụng và báo giá

Vách thạch cao cách âm là một hệ thống gồm nhiều lớp vật liệu khác...

Khoảng cách ty treo trần thạch cao bao nhiêu là phù hợp?

Trần thạch cao là loại vật liệu trang trí nội thất được sử dụng phổ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *