Trần thạch cao bị thấm nước là hiện tượng phổ biến xảy ra tại rất nhiều gia đình. Hiện tượng này không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ mà thậm chí còn rút ngắn tuổi thọ của trần thạch cao. Vậy, phải làm cách nào để xử lý trần thạch cao bị thấm nước hiệu quả? Bài viết do tranthachcaoaz.com mang tới ngày hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này!
Trần thạch cao bị ngấm nước có sao không?
Khi trần thạch cao bị ngấm nước, nó có thể bị hỏng và dẫn đến sự suy giảm về hiệu suất và độ bền.
- Biến dạng và đổi màu: Trần thạch cao bị thấm nước khiến trần sạm màu và biến dạng bề mặt trần, làm mất đi tính thẩm mỹ.
- Suy giảm về cấu trúc: Trần thạch cao bị ngấm nước có thể suy yếu cấu trúc trần, làm mất đi tính chất cách âm và chịu lực ban đầu.
- Mục nát và hỏng hóc: Nếu trần thạch cao bị ngấm nước lâu ngày, trần có thể bị mục nát, nứt hoặc hỏng hóc.
- Môi trường ẩm mốc và nấm mốc: Trần thạch cao bị thấm nước mà không được sửa chữa có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn. Nấm mốc có thể gây ra vấn đề về sức khỏe và tạo ra mùi khó chịu trong không gian sống.
Dấu hiệu nhận biết trần thạch cao bị ngấm nước
Để nhận biết trần thạch cao bị ngấm nước, tình trạng nước nhỏ giọt từ trên trần nhà xuống chính là dấu hiệu rõ rệt hàng đầu. Ngoài ra, khi thấy trần nhà có một số biểu hiện dưới đây, gia chủ cũng cần tiến hành thi công, xử lý chống thấm dột càng sớm càng tốt:
- Trần nhà bị ngả sang màu ố vàng.
- Trần nhà bị mốc và vết mốc đang dần lan rộng.
- Trần nhà xuất hiện các vết nứt chân chim, vết nứt vỡ,…
- Phần sơn trên trần nhà bị bong tróc.
Thậm chí, trong một vài trường hợp bị thấm dột nghiêm trọng, trần thạch cao còn có thể bị mủn và rơi vỡ xuống bên dưới.
Nguyên nhân thường gặp khiến trần thạch cao bị thấm nước
Sở dĩ, trần thạch cao xuất hiện hiện tượng bị thấm nước là bởi một số nguyên nhân phổ biến như sau:
- Công trình nhà ở được xây dựng lâu năm và tình trạng bị đọng nước, thấm nước đã diễn ra trong thời gian dài.
- Trần thạch cao bị ngấm nước từ sân thượng phía bên trên hoặc từ nhà vệ sinh của tầng trên xuống.
- Trần nhà và sân thượng chưa được thi công chống thấm, dẫn tới tình trạng bị dột chỉ sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng (thông thường là khoảng 02 đến 03 năm).
- Sử dụng nguyên liệu làm trần thạch cao kém chất lượng trong quá trình thi công.
- Đơn vị thi công khi tiến hành lắp đặt trần thạch cao không xử lý chống thấm triệt để.
Và trên thực tế, cho dù là bất cứ nguyên nhân nào thì khi tình trạng thấm dột đã xảy ra, quá trình xử lý và khắc phục về sau đều tiêu tốn tương đối nhiều chi phí, thời gian cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống sinh hoạt của gia đình.
Cách xử lý trần thạch cao bị thấm nước triệt để
Như đã đề cập ở phần trên, trần thạch cao khi thấm nước sẽ nhanh chóng bị mủn. Vì vậy, ngay từ lúc nhận thấy những dấu hiệu nhỏ nhất của tình trạng này, gia chủ đã cần tiến hành xử lý chống thấm dột ngay cho trần nhà. Cụ thể:
Đối với trần thạch cao bị thấm nước nhẹ
Phủ lên vị trí bị thấm nước của trần thạch cao một lớp sợi thuỷ tinh chống thấm và keo chống thấm. Chát thêm một lớp xi măng và gạch lại như ban đầu. Đối với phần trần thạch cao bị ố vàng có thể tiến hành sơn lại trần thạch cao.
Đối với phần trần thạch cao bị ẩm mốc, gia chủ hãy thực hiện làm sạch lại trần với một số nguyên liệu đơn giản, dễ tìm theo công thức như sau:
- Chuẩn bị: Muối biển, giấm, nước nóng.
- Trộn khoảng 2 thìa cà phê muối biển, 60ml giấm cùng 480ml nước nóng với nhau. Khuấy đều cho tới khi hỗn hợp tan hoàn toàn. Phun trực tiếp dung dịch thu được lên khu vực trần nhà bị mốc rồi đợi khô. Dùng khăn vải lau nhẹ nhàng để nấm mốc rời khỏi trần thạch cao.
Đối với trần thạch cao bị thấm nước nhiều
- Đập bỏ lớp gạch của trần thạch cao cũ.
- Làm lại lớp trần thạch cao mới kết hợp với xử lý chống thấm tại các vị trí bị ảnh hưởng.
Đối với trần thạch cao bị nứt, ngấm nước từ sân thượng, mái nhà
- Trám bít lại các vết nứt từ sân thượng, mái nhà,…
- Kiểm tra kỹ lưỡng các khu vực đường ống thoát nước xem có đang bị tắc nghẹt hay không, tránh tình trạng thoát nước thẳng vào đỉnh.
- Xử lý các vị trí bị thấm dột trên trần nhà.
Phòng tránh tình trạng trần thạch cao bị thấm nước
Để phòng tránh tình trạng trần thạch cao bị thấm nước, có thể áp dụng một số tips sau:
- Sử dụng sơn chống thấm: Đây là cách phòng tránh phổ biến nhất. Sơn chống thấm tạo ra lớp bề mặt chống thấm nước, ngăn nước thấm vào trần thạch cao.
- Sử dụng trần thạch cao chống thấm: Sử dụng vật liệu chống thấm là giải pháp triệt để chống thấm nước cho trần thạch cao.
- Kiểm tra và bảo trì định kỳ: Thực hiện kiểm tra định kỳ trần thạch cao để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu nào của việc trần bị ngấm nước.
- Tránh tiếp xúc với nước: Tránh đặt trên trần thạch cao những vật dụng có khả năng rò rỉ nước hoặc tránh xả nước trực tiếp lên trần thạch cao trong các khu vực như phòng tắm hoặc bếp.
- Điều hướng dòng nước: Hãy đảm bảo hệ thống thoát nước hoạt động tốt và không có rò rỉ trong khu vực trần thạch cao.
- Điều chỉnh độ ẩm: Duy trì môi trường có độ ẩm ổn định.
- Thi công đúng tiêu chuẩn: Lựa chọn đơn vị thi công có kinh nghiệm để đảm bảo trần thạch cao được thiết kế và lắp đặt đúng tiêu chuẩn, không có sai sót.
Những điều cần lưu ý khi xử lý trần thạch cao bị ngấm nước
Sau khi đã bỏ túi những tips xử lý trần thạch cao bị thấm nước triệt để, gia chủ cần lưu ý tới một số vấn đề quan trọng trước, trong và sau quá trình này, bao gồm:
- Tránh xử lý trần thạch cao bị ngấm nước ở các khu vực thoát nước nằm bên dưới đường ống nước.
- Xử lý chống thấm dột mái nhà, nhà vệ sinh,… tầng trên trước để bảo vệ lớp trần thạch cao phía dưới tối ưu.
- Lựa chọn đơn vị thi cônguy tín để đảm bảo cả yếu tố về chất lượng và tính thẩm mỹ cho trần thạch cao.
- Thay mới hoặc thi công lại trần thạch cao nếu phát hiện trần bị thấm nước nghiêm trọng.
Tổng kết
Như vậy, bài viết của Tranthachcaoaz.com trên đây đã giúp bạn tổng hợp các dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách khắc phục trần thạch cao bị thấm nước chuẩn kỹ thuật. Nếu cũng đang gặp phải những vấn đề nói trên, đừng quên áp dụng các tips được bật mí ngày hôm nay để đảm bảo trần thạch cao của gia đình bạn luôn bền đẹp!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tấm thạch cao thả hay thạch cao trần nổi là loại vật liệu xây dựng...
Trần nhà là một bộ phận quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và...
Phòng ngủ là khu vực nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày dài làm việc....
Vách thạch cao ngăn phòng là giải pháp làm vách ngăn phổ biến hiện nay....
Vách thạch cao cách âm là một hệ thống gồm nhiều lớp vật liệu khác...
Trần thạch cao là loại vật liệu trang trí nội thất được sử dụng phổ...