Kỹ thuật thi công trần thạch cao đúng “chuẩn” dành cho nhà ống

Có thể khẳng định, trần thạch cao là kiểu trần có tính ứng dụng cao nhất trong ngành công nghiệp xây dựng hiện đại. Là kiểu trần giả cao cấp, trần thạch cao có khả năng che giấu mọi khiếm khuyết của nền trần cũ. Sau đây, hãy cùng AZ tìm hiểu về kỹ thuật thi công trần thạch cao đối với dạng nhà ống.

Sở hữu thiết kế phù hợp với hầu hết diện tích đất sử dụng, nhà ống là kiểu nhà phổ biến nhất tại nhiều địa phương trên khắp cả nước. Tuy nhiên, do các dạng trần kiểu cũ thường khá nhàm chán, đơn điệu nên phần nào làm giảm bớt tính thẩm mỹ của không gian nhà ống. Để xóa bỏ sự đơn điệu đó, trần thạch cao chính là sự lựa chọn tối ưu nhất.

Kỹ thuật thi công trần thạch cao đúng "chuẩn" dành cho nhà ống 01
Kỹ thuật thi công trần thạch cao đúng “chuẩn” dành cho nhà ống 01

Cụ thể, kỹ thuật thi công trần thạch cao đúng “chuẩn” dành cho nhà ống gồm những công đoạn sau:

  1. Xác định độ cao trần, lấy cốt chuẩn. Có thể lấy cốt bằng ty ô, hoặc sử dụng máy lấy cốt. Đây là công đoạn hết sức quan trọng. Bởi nếu không xác định đúng chiều cao của nhà, dẫn đến tính toán sai độ dày của trần thạch cao sẽ khiến ngôi nhà của bạn bị mất cân đối.
  2. Đánh dấu độ cao trần. Để quá trình đánh dấu chính xác và thuận tiện hơn, dụng cụ hỗ trợ cần thiết cho khâu này là: ống nivo, ống nước.  Thông thường, nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần.
  3. Treo nẹp. Bạn treo nẹp theo dấu mực đã vạch sẵn. Có thể gắn nẹp viền vào tường bằng đinh thép hoặc vít. Lưu ý khoảng cách tối đa giữa các lỗ đinh là 30 cm. Cần tiến hành treo nẹp 1 cách chính xác, tuần tự để việc đo diện tích sử dụng được tiến hành nhanh chóng nhất.
  4. Treo ty. Cụ thể, treo một đầu ty vào hệ xương chính và đầu còn lại gắn vào trần hoặc mái để tạo độ chắc chắn. Khoảng cách giữa 2 điểm treo là 1,2m. Còn khoảng cách  giữa điểm treo đầu tiên với tường phải đạt 30cm.
  5. Treo xương chính gắn với ty
  6. Treo xương phụ gắn với xương chính bằng bát liên kết. Cần đảm bảo khoảng cách giữa xương phụ là 40 cm.
  7. Lắp tấm căn chỉnh mặt phẳng của hệ khung
  8. Hoàn thiện các mối nối và làm phẳng.
Kỹ thuật thi công trần thạch cao đúng "chuẩn" dành cho nhà ống 02
Kỹ thuật thi công trần thạch cao đúng “chuẩn” dành cho nhà ống 02

Với lối trang trí tùy biến, bằng sự phối hợp màu sắc hoàn hảo, cách áp dụng hệ thống ánh sáng từ đèn LED và một số kiểu đèn trang trí, hoặc các loại giấy dán tường… các mẫu trần thạch cao luôn toát lên nét đẹp hiện đại, sang trọng, thời thượng khó cưỡng. Bên cạnh đó, trần thạch cao còn sở hữu nhiều đặc tính nổi trội, đáng ao ước như khả năng chịu nhiệt tốt, cách âm hoàn hảo, chống ẩm…

Qua nhiều công trình đã thực hiện, AZ cam kết sẽ mang lại cho gia đình bạn một không gian sống hoàn mỹ nhất. Nếu gia đình bạn đang muốn cải thiện không gian sống hiện tại, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 098.326.2016 (25/7) để nhận được sự tư vấn nhiệt tình nhất.

3/5 - (3 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kích thước tấm thạch cao trần thả 600×600, 600×1200 và giá bán

Tấm thạch cao thả hay thạch cao trần nổi là loại vật liệu xây dựng...

So sánh trần thạch cao và trần bê tông – Nên làm loại trần nào?

Trần nhà là một bộ phận quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và...

Có nên làm tường thạch cao phòng ngủ không? Đánh giá ưu nhược điểm

Phòng ngủ là khu vực nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày dài làm việc....

Thi công vách thạch cao: Báo giá, vật tư và các bước thi công

Vách thạch cao ngăn phòng là giải pháp làm vách ngăn phổ biến hiện nay....

Vách thạch cao cách âm, tiêu âm: Cấu tạo, ứng dụng và báo giá

Vách thạch cao cách âm là một hệ thống gồm nhiều lớp vật liệu khác...

Khoảng cách ty treo trần thạch cao bao nhiêu là phù hợp?

Trần thạch cao là loại vật liệu trang trí nội thất được sử dụng phổ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *