Mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp là một loại thiết kế độc đáo, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều loại hình nhà ở với đa dạng phong cách nội thất khác nhau. Đặc biệt, ở những công trình có diện tích nhỏ hẹp, đây thực sự được xem là sự lựa chọn lý tưởng hàng đầu, giúp tạo độ mở cho không gian sống hiệu quả cũng như mang lại nét đẹp tổng thể hài hòa.
Tiêu chuẩn làm trần thạch cao phòng khách liền bếp
Trên thực tế, phòng khách và phòng bếp là 2 không gian mang những nét đặc trưng rất riêng. Cụ thể, bếp là khu vực nấu nướng nên thường xuyên phải tiếp xúc với độ ẩm và nhiệt độ cao. Ngược lại, phòng khách lại luôn cần khô ráo, sạch sẽ và đảm bảo tính trang trọng, tinh tế, đẳng cấp. Vì vậy, các mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp sẽ không chỉ đòi hỏi giá trị thẩm mỹ cao mà còn cần phải đảm bảo một số tiêu chuẩn dưới đây.
Khả năng chống mốc, chống ẩm tốt
Ẩm mốc là tình trạng không hề hiếm gặp, đặc biệt là ở khu vực phòng bếp do các hoạt động như nấu nướng, giặt rửa,… diễn ra thường xuyên. Cũng bởi đặc trưng này, các hộ gia đình đã chủ yếu lựa chọn trần thạch cao. Lý do đến từ việc loại trần này sở hữu khả năng chống mốc, chống ẩm hiệu quả; đồng thời có tuổi thọ cao và độ bền theo năm tháng.
Khả năng chống nóng hiệu quả
Ở hầu hết các gia đình, bếp sẽ là không gian sinh hoạt chung của mọi thành viên; đồng thời là nơi diễn ra các hoạt động nấu nướng, ăn uống. Vì vậy, nhiệt độ tại khu vực này thường cao hơn nhiều so với phòng khách. Mặt khác, cả phòng bếp và phòng khách đều chứa rất nhiều thiết bị, đồ đạc, dẫn đến hiện tượng sức nóng không khí tăng nhanh.
Do đó, khi thi công phòng khách liền bếp, gia chủ hãy cân nhắc thiết kế theo hướng thông thoáng để tạo không gian mở. Cùng với các hệ cửa chính và cửa sổ, việc lựa chọn mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp cũng sẽ góp phần hạn chế tình trạng nóng tối ưu.
Mẫu trần thạch cao chống nóng cho phòng khách liền bếp được cấu tạo từ khung xương bền chắc với lớp bông thủy tinh dày và thạch cao. Đặc điểm này có thể giúp ngăn chặn nhiệt độ hấp thụ từ cả bên ngoài lẫn bên trong, đảm bảo cho không gian luôn thoáng mát, thoải mái.
Khả năng chống cháy đạt chuẩn
Nhìn chung, phòng khách liền bếp là khu vực tỏa ra một lượng nhiệt tương đối lớn, dễ bắt lửa và lan ra các vật dụng gần kề, gây nên nguy cơ cháy nổ cao. Để đảm bảo an toàn tối đa cho gia đình cũng như tài sản, trong quá trình thi công và thiết kế, chủ sở hữu hãy chú trọng đến vấn đề này.
Ngoài ra, trên thị trường hiện nay, trần thạch cao cũng được xem như giải pháp chống cháy lan tối ưu hàng đầu cho phòng khách liền bếp. Với thời gian chống cháy đạt từ 50 đến 2.000 phút, việc sử dụng hệ trần này sẽ đảm bảo an toàn vượt trội so với các hệ trần làm từ vật liệu thông thường khác.
Mẫu mã, kiểu dáng đa dạng
Hiện nay, các thiết kế trần thạch cao phòng khách liền bếp rất đa dạng, phù hợp với mọi phong cách kiến trúc nhà ở khác nhau. Gia chủ có thể dễ dàng tìm thấy từ mẫu trần có hoa văn, họa tiết đơn giản, tinh tế cho phong cách hiện đại đến mẫu trần có hoa văn cầu kỳ, tỉ mỉ cho phong cách cổ điển – tân cổ điển.
Phân loại trần thạch cao phòng khách liền bếp
Với sự đa dạng về chủng loại của trần thạch cao phòng khách liền bếp, gia chủ có thể dựa trên đặc điểm của từng dạng trần để lựa chọn “ứng viên” phù hợp nhất cho không gian sống. Trần thạch cao phòng khách liền bếp hiện được phân thành 3 loại.
Trần thạch cao phòng khách liền bếp dạng nổi
Trần thạch cao phòng khách liền bếp dạng nổi còn thường được biết tới với tên gọi quen thuộc hơn – trần thạch cao giật cấp. Ưu điểm của trần thạch cao dạng nổi là quá trình thi công diễn ra nhanh chóng, đơn giản cùng việc tháo lắp, bảo trì tương đối dễ dàng. Ngoài ra, loại trần này cũng chịu tương đối ít tác động của thời tiết, giúp hạn chế tối đa tình trạng cong vênh và tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắp đặt hệ thống thông gió.
Trần thạch cao phòng khách liền bếp dạng chìm
Mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp dạng chìm được xem như sự lựa chọn hoàn hảo cho những không gian có diện tích nhỏ hẹp. Thiết kế của trần đặc trưng bởi phần khung xương “khéo léo” ẩn mình trong những tấm thạch cao, cho bề ngoài tương tự trần bê tông thông thường nhưng vẫn đảm bảo nét sang trọng, hiện đại.
Loại trần này phù hợp hơn cả với những gia chủ yêu thích sự đơn giản, gọn gàng. Để gia tăng tính thẩm mỹ cho toàn bộ không gian phòng khách liền bếp, gia chủ còn có thể kết hợp sử dụng thêm một số loại đèn âm trần.
Trần thạch cao phòng khách liền bếp dạng phẳng
Trần thạch cao phòng khách liền bếp dạng phẳng là loại trần có bề mặt bằng phẳng hơn so với khung cote cao độ và tấm thạch cao hoàn thiện. Không chỉ dễ dàng thi công, hệ trần này còn tạo cảm giác mở rộng không gian vô cùng hiệu quả.
Các mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp đẹp, hiện đại
Với mẫu mã, kiểu dáng đa dạng của trần thạch cao phòng khách liền bếp, các gia chủ hãy dựa trên phong cách thiết kế nội thất cũng như kiến trúc có sẵn để chọn lựa ra mẫu trần phù hợp nhất.
Khi nào nên sử dụng trần thạch cao phòng khách liền bếp?
Với câu hỏi khi nào nên sử dụng trần thạch cao phòng khách liền bếp, trong trường hợp công trình có diện tích hạn chế, các kiến trúc sư sẽ đề xuất với chủ hộ về việc thiết kế hệ trần này để tối ưu hóa diện tích, tạo độ mở cho toàn bộ khu vực sống.
Ngoài ra, nếu gia chủ có nhu cầu tạo sự đồng bộ, thống nhất giữa các không gian trong nhà, giúp mọi thành viên dễ dàng gắn kết và sinh hoạt thuận tiện thì việc sử dụng trần thạch cao phòng khách liền bếp là hoàn toàn cần thiết. Không chỉ vậy, mẫu trần này còn đem lại giá trị thẩm mỹ cao, giúp che giấu khuyết điểm thi công hợp lý và tạo không gian ấm áp, gần gũi cho gia đình.
Lưu ý khi thiết kế trần thạch cao phòng khách liền bếp
Ở thời điểm hiện tại, hệ trần thạch cao phòng khách liền bếp đang được áp dụng phổ biến nhờ những tính năng vô cùng nổi bật kể trên. Tuy nhiên, để đảm bảo sự an toàn và độ bền tối đa của trần, trong quá trình thi công và thiết kế, gia chủ cần chú ý một số vấn đề như sau:
- Lựa chọn tấm thạch cao đáp ứng được những tính năng cơ bản nhất như chống ẩm, chống nấm mốc, chống cháy, tiêu âm,…; đồng thời thỏa mãn tiêu chuẩn trong nước và quốc tế về chất lượng, quy trình sản xuất, kỹ thuật,…
- Chỉ tiến hành lắp đặt trần thạch cao khi đã hoàn thiện toàn bộ công trình nhà ở. Bởi loại trần này không có khả năng chịu bất cứ tác động nào từ các gian phòng khác.
- Các vật dụng dùng trong thi công trần thạch cao phòng khách liền bếp cần đảm bảo chất lượng và được bảo quản còn mới.
- Người phụ trách thi công phải có kiến thức chuyên môn vững chắc về bản chất thiết kế, kỹ thuật cùng hệ thống có liên quan để tiến hành xây dựng bám sát bản vẽ, đảm bảo tính phù hợp với yêu cầu của hệ thống thi công.
- Bản thiết kế trần thạch cao cần có tính thẩm mỹ và đảm bảo an toàn trong quá trình thi công.
Tổng kết
Hy vọng rằng thông qua bài viết trên đây, bạn đã nắm được những ưu thế cùng hàng loạt mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp hiện đại, bền đẹp theo năm tháng. Ngoài ra, nếu đang tìm kiếm đơn vị thi công hệ trần này uy tín, chuyên nghiệp, Tranthachcaoaz.com chắc chắn sẽ trở thành sự lựa chọn lý tưởng hàng đầu dành cho bạn và gia đình. Liên hệ với chúng tôi qua hotline 098 326 2016 ngay để được tư vấn và báo giá chi tiết nhất!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đặc trưng của nhà ống 5m là tính chất hẹp và dài, gây nhiều khó...
Trần thạch cao có phào chỉ không còn là cái tên xa lạ trong thiết...
Các mẫu trần thạch cao phòng ngủ tân cổ điển là xu hướng thiết kế...
Nếu bạn đang băn khoăn mẫu trần thạch cao giật 1 cấp là gì? Có...
Bộ mặt của showroom, cửa hàng luôn được các chủ cửa hàng quan tâm. Khi...
Trần thạch cao bản chất là làm từ thạch cao nguyên chất. Là nguyên liệu...