Những điều cần biết về trần thạch cao nổi

Hiện nay, trong thi công xây trần thạch cao được chia làm 2 loại cơ bản là trần thạch cao chìm và trần thạch cao nổi. Trần thạch cao nổi còn có tên gọi khác là trần thạch cao thả. Nó có tác dụng che đi những khuyết điểm của các loại trần truyền thống, làm đẹp thêm cho không gian sống. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng cách nhiệt, cách âm khá tốt. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu kỹ hơn về trần thạch cao nổi thông qua nội dung bài viết sau đây.

Những điều cần biết về trần thạch cao nổi
Những điều cần biết về trần thạch cao nổi 01

Cấu tạo của trần thạch cao nổi

Cấu tạo của trần thạch cao nổi gồm các thanh chịu lực và tấm thạch cao. Các thanh chịu lực gồm 3 thanh: Thanh chính, thanh phụ và thanh viền tường. trong đó, thanh chính là thanh chịu lực được treo lần trần bằng cụm ty treo và tăng đơ. Thanh phụ được liên kết với thanh chính để tạo thành nhiều kiểu dáng theo thiết kế. Còn thanh viền tường được sử dụng để liên kết với tường hoặc vách ngăn. Các tấm thạch cao sẽ được đặt lên các hệ thanh nói trên để tạo thành bề mặt của trần.

Một số đặc tính của trần thạch cao nổi

Trần thạch cao nổi có khả năng cách nhiệt, cách âm và chống cháy. Là vật liệu thân thiện với môi trường, không chứa thành phần độc hại, có khả năng tái chế lên đến 100%. Thi công đơn giản, dễ dàng lắp đặt các hạng mục đi kèm như điện, nước…Trần thạch cao nổi có tính thẩm mỹ cao hơn các loại trần thông thường, giá cả hợp lý, dễ dàng bảo dưỡng, sơn mới lại sau nhiều năm sử dụng.

Những điều cần biết về trần thạch cao nổi
Những điều cần biết về trần thạch cao nổi 02

Ứng dụng của trần thạch cao nổi

Bởi sự tiện dụng và những đặc tính ưu việt của trần thạch cao nổi nên ngày nay chúng ta dễ dàng bắt gặp các ứng dụng của trần thạch cao nổi ở các văn phòng, tiền sảnh công ty hay các khu trung tâm thương mại, nhà xưởng, siêu thị, nhà kho…

Cách thi công trần thạch cao nổi

Trước tiên cần phải xác định được độ cao của trần và đánh dấu mặt phẳng. Tiếp đến cần dùng búa hoặc khoan để định vị thanh viền tường với vít nở. Sau đó xác định khoảng cách giữa các điểm treo hệ thống khung xương và các thanh chính sao cho phù hợp với các điểm treo trên mái. Sau cùng liên kết các thanh phụ với thanh chính và thả tấm trần thạch cao lên các ô giữa 2 thanh này.

Những điều cần biết về trần thạch cao nổi
Những điều cần biết về trần thạch cao nổi 03

Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ trần thạch cao nổi nói riêng và các hạng mục thi công trần, vách thạch cao khác nói chung của đơn vị thi công trần thạch cao AZ vui lòng liên hệ trực tiếp tới số hotline 098.326.2016 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

 

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kích thước tấm thạch cao trần thả 600×600, 600×1200 và giá bán

Tấm thạch cao thả hay thạch cao trần nổi là loại vật liệu xây dựng...

So sánh trần thạch cao và trần bê tông – Nên làm loại trần nào?

Trần nhà là một bộ phận quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và...

Có nên làm tường thạch cao phòng ngủ không? Đánh giá ưu nhược điểm

Phòng ngủ là khu vực nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày dài làm việc....

Thi công vách thạch cao: Báo giá, vật tư và các bước thi công

Vách thạch cao ngăn phòng là giải pháp làm vách ngăn phổ biến hiện nay....

Vách thạch cao cách âm, tiêu âm: Cấu tạo, ứng dụng và báo giá

Vách thạch cao cách âm là một hệ thống gồm nhiều lớp vật liệu khác...

Khoảng cách ty treo trần thạch cao bao nhiêu là phù hợp?

Trần thạch cao là loại vật liệu trang trí nội thất được sử dụng phổ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *