Hiện nay, các mẫu trần thạch cao được áp dụng khá nhiều trong các loại hình nhà ở. Lý do là bởi trần thạch cao có nhiều ưu điểm, không những đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình mà còn giúp cho không gian sống trở nên thẩm mỹ hơn.
Xem thêm:
Trần thạch cao phòng ngủ dành riêng cho biệt thự
Trần thạch cao phòng ngủ: mẫu mới, kiểu dáng đẹp, thi công chất lượng
4 lý do trần thạch cao phòng ngủ được khách hàng ưa chuộng
Trần thạch cao có ưu điểm là nhẹ, đẹp (giống như trần đúc), có độ bền cao, có khả năng cách âm, dễ tạo hoa văn và chống bám bụi tốt. Giá thành trần thạch cao cũng rất phù hợp với điều kiện kinh tế cho phần đông các gia đình (chỉ khoảng 85.000 đồng/m2). Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mẫu trần thạch cao, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và phong cách ngôi nhà, sở thích cá nhân mà mỗi chủ nhà lại lựa chọn mẫu trần thích hợp nhất.
Việc thi công trần thạch cao thường được tiến hành song song với quá trình hoàn thiện công trình xây dựng như nhà ở, văn phòng,… Nhìn chung, thi công trần thạch cao cho các công trình đều bao gồm các công đoạn chính như: từ trên xà gồ của trần mái tôn hay mái ngói, người ta định hình từng thanh nhôm kẽm bằng các sợi dây thép, sau đó bắt bát, ghép vít, tạo thành hình chữ nhật có kích thước khoảng 400×1000 (mm), tiếp đến là ghép từng tấm thạch cao vào và thi công cho hết phần diện tích. Xem thêm Báo giá trần thạch cao
Mặc dù các bước tiến hành thi công trần thạch cao có vẻ như gắn gọn và đơn giản nhưng nếu không tiến hành đúng quy trình và thi công cẩn thận thì trần thạch cao hay vách thạch cao nhà bạn sẽ nhanh chóng xuống cấp và hư hỏng. Chính vì vậy, ngoài khâu giám sátquá trình thi công trần thạch cao chặt chẽ, bạn cũng cần phải lưu ý một số điều dưới đây:
– Tuy có độ bền cao và và nhiều mẫu thiết kế đẹp mắt so với các loại trần hiện nay nhưng trần thạch cao đặc biệt tối kỵ nước. Chính vì vậy, trước khi thi công ghép trần phải tiến hành kiểm tra ký lưỡng mái tôn hay mái ngói xem có chỗ nào rò rỉ nước hay không.
Đối với nhà mái ngói thì cần chú ý hơn cả bởi lẽ có thể sau này, khi mưa có gió lớn, nước mưa sẽ tạt vào các khe hở, từ đó nhỏ nước xuống trần. Khi trần thạch cao bị ướt, dù chỉ là một lượng nước rất ít nước nhưng cũng đủ làm cho trần bị ố vàng hoặc nấm mốc, trông rất xấu xí. Để giữ được tính thẩm mỹ thì những nơi bị ố sẽ phải chà, trét mastic và sơn lại. Tuy nhiên mảng trần nhà bạn sẽ không được đồng đều, dù có cố gắng hơn nữa cũng sẽ có phần nham nhở.
– Thạch cao tuy là loại vật liệu có độ bền cao, song nó vẫn bị co ngót theo thời gian. Hiện tượng nứt trần thường thấy là ở các chỗ trét mastic (và thường xảy ra ở trần chìm còn trần nổi ít gặp hơn), lý do chính là sự co ngót của vật liệu thạch cao. Những vết nứt này có khi chỉ giống như một sợi tóc chạy ngang, nhưng sẽ tạo sự khó chịu cho chủ nhân và lâu ngày vết nứt sẽ lớn dần, làm mất thẩm mỹ không gian nhà ở. Tuy nhiên nếu được thi công kỹ càng, đảm bảo mái không bị rò rỉ nước thì trần thạch cao có thể vẫn còn đẹp sau 5 năm, có khi lên tới 10 năm mới có dấu hiệu hư hỏng.
– Bản thân trần thạch cao có khả năng chống nóng và cách âm nhưng bạn vẫn nên có thêm các biện pháp chống nóng và cách âm bổ trợ. Đối với các công trình là mái tôn khi thi công trần thạch cao bạn không nên để trần quá sát với mái tôn. Nên tạo khoảng trống giữa mái và trần hoặc dùng thêm xốp để chống nóng, trần thạch cao cũng đỡ bị ảnh hưởng trong những ngày nhiệt độ quá cao.
Với những lưu ý khi tiến hành thi công trần thạch cao trên đây, hy vọng các chủ nhà đã có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn và sử dụng trần thạch cao sao cho lâu bền và hiệu quả nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tấm thạch cao thả hay thạch cao trần nổi là loại vật liệu xây dựng...
Trần nhà là một bộ phận quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và...
Phòng ngủ là khu vực nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày dài làm việc....
Vách thạch cao ngăn phòng là giải pháp làm vách ngăn phổ biến hiện nay....
Vách thạch cao cách âm là một hệ thống gồm nhiều lớp vật liệu khác...
Trần thạch cao là loại vật liệu trang trí nội thất được sử dụng phổ...