Do hình thức mang tính khác biệt nên để đạt được độ bền tuyệt đối, mỗi kiể trần thạch cao lại có một nguyên tắc thi công riêng. Cụ thể, trong phạm vi bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những ghi chú cần đảm bảo tuyệt đối khi làm trần thạch cao giật cấp khung xương Vĩnh Tường.
Nhờ cấu trúc riêng của bề mặt, trần thạch cao giật cấp là kiểu trần thạch cao sở hữu tính thẩm mỹ vượt trội nhất. Tuy nhiên, vì hình thức có sự phân cấp nên việc thi công trần thạch cao giật cấp có yêu cầu cao hơn so với thi công trần thạch cao phẳng, hoặc trần thạch cao thả.
Với hơn 20 năm hình thành và phát triển, Vĩnh Tường được đánh giá là đơn vị cung cấp vật tư, phụ kiện làm trần thạch cao số 1 hiện nay. Và nếu chọn làm trần thạch cao giật cấp khung xương Vĩnh Tường, các ghi chú bạn cần đảm tuyệt đối gồm:
Thứ nhất về việc chọn vật tư sử dụng, để làm kiểu trần thạch cao này bạn nên chọn loại khung Vĩnh Tường Alpha, hoặc khung Vĩnh Tường Basi. Còn đối với chủng loại tấm thạch cao, bạn nên chọn tấm thạch cao Gyproc dày 9mm. Dựa trên điều kiện, đặc điểm không gian thực tế bạn có thể chọn tấm thông thường, hay tấm chịu ẩm…
Tuy nhiên, trong trường hợp dùng khung Basi bạn phải chọn sử dụng tấm thạch cao kích thước 1220×2440 nếu muốn đảm bảo đúng bước xương theo kỹ thuật. Cuối cùng là chọn phụ kiện của trần thạch cao giật cấp Vĩnh Tường.
Thứ hai là những ghi chú cần đảm bảo tuyệt đối trong quá trình thi công. Để thể hiện được trọn vẹn sự vượt trội về hình thức của trần thạch cao giật cấp Vĩnh Tường quy trình kỹ thuật cần được tiến hành cẩn thận, chuẩn chỉ từng bước.
Cụ thể, sau đây là những nguyên tắc cơ bản cần lưu ý khi thi công kiểu trần thạch cao này:
- Để tăng tính an toàn, đồng thời giúp mặt dựng được thẳng, không lượn sóng, không lật đối với các mặt dựng người thợ thi công bắt buộc phải sử dụng thanh V ở các vị trí liên kết;
- Cần đảm bảo tính chính xác của liên kết thanh U ở các mặt đứng của mặt dựng;
- Khi lắp tấm cần tuân thủ tuyệt đối theo nguyên tắc: Chiều dài tấm thạch cao phải song song với thanh chính và vuông góc với thanh phụ;
- Về vị trí tấm cần lưu ý tấm thạch cao của mặt dựng luôn luôn nằm trên tấm của trần hạ;
- Khoảng cách giữa thanh chính của trần hạ và tường phải là 400mm.
- Để đảm bảo tính thẩm mỹ lâu dài các mối nối nên được xử lý bằng bột chuyên dụng Gyp Filler.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Trần thạch cao là loại vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến trong...
Nếu khách hàng đang tìm kiếm địa chỉ làm trần thạch cao khu vực Hoài...
Nhu cầu làm đẹp cho ngôi nhà ngày càng lớn. Không chỉ đẹp từ nội...
Công ty trần thạch cao AZ chuyên nhận thi công trần thạch cao chung cư...
Nhà ống, nhà phố hiện là kiểu “nhà mặt đất” được sử dụng phổ biến...
Xu hướng thiết kế trần thạch cao phòng khách đẹp mỗi năm mỗi khác. Nếu...