Là kiểu trần cao cấp, lựa chọn trần thạch cao, không gian sống của gia đình bạn sẽ trở thành “hiện thân” của nét đẹp hiện đại, cá tính, thời thượng khó cưỡng. Tuy nhiên, do hầu hết trần thạch cao có đặc tính kỵ nước, nên trước khi thi công, bạn cần kiểm tra kỹ mức độ an toàn của nền trần cũ. Trong đó, đặc biệt khi gia đình bạn đang sở hữu một ngôi nhà có kiểu trần mái tôn.
Sự hồi phục của lĩnh vực bất động sản, kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp xây dựng đã làm nhu cầu xây dựng nhà ở ngày càng tăng mạnh. Để xáo bỏ sự cũ kỹ, đơn điệu của không gian sống hiện tại, trần thạch cao chính là sự lựa chọn tối ưu nhất. Cụ thể, đối với nhà mái tôn, một số lưu ý khi thi công kiểu trần này gồm:
Thứ nhất, cần đảm bảo độ chắc chắn tuyệt đối của khung xương.
Khi tiến hành thi công trần thạch cao ở nhà mái tôn, khung xương thường được treo lên khung sắt kéo – xà mái tôn. Tuy nhiên, do khung sắt này dễ bị rung lắc khá lớn khi trời mưa bão, nên dẫn đến các mối nối ở trần thạch sẽ dễ bị nứt, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
Để khắc phục hiện tượng này, biện pháp đơn giản nhất là lựa chọn kiểu trần thạch cao khung nổi – trần thả. Bên cạnh đó, người sử dụng cũng có thể chọn không treo khung xương trần thạch cao vào khung mái tôn. Tuy nhiên, biện pháp này khá tốn kém.
Cụ thể, để thực hiện làm trần thạch cao theo cách thứ 2, chúng ta phải làm các thanh xà gồ nối từ bức tường này sang bức tường đồi diện ( không liên quan đến khung mái tôn ) rồi treo khung xương trần thạch cao vào các thanh xà gồ mới gia cố. Nếu khoảng cách giữa 2 bức tường đối diện nhau càng lớn thì xa gồ sử dụng càng phải “vạm vỡ”.
Một phương pháp khác, cũng thường được áp dụng là khi bả matit mối nối tấm trần thạch cao, ta cố gắng dán lưới chống nứt, trét bột chuyên dụng để giảm khả năng nứt mối nôi. Tuy nhiên, phương pháp này có hiệu quả không cao.
Thứ hai, cần “hỗ trợ” thêm khả năng chống nóng, chống ồn của trần thạch cao.
Mặc dù kiểu trần này có đặc tính chống nóng, chồng ồn tương đối hiệu quả, tuy nhiên, do đặc tính mái tôn có khả năng hấp thụ nhiệt, tiếng ồn cực kỳ lớn, nên để đảm bảo độ bền tối đa của trần thạch cao, bạn cần đặc biệt “gia cố” thêm 2 tính năng này.
Do đó, khi thi công, chúng ta không nên để tấm thạch cao quá sát với mái tôn. Cần tạo khoảng cách giữa trần tôn và trần thạch cao càng lớn càng tốt. Bạn cũng có thể sử dụng xốp, hoặc các vật liệu khác để tăng khả năng chống nóng, chống ồn.
Ngoài ra, nếu phần sườn xung quanh mái tôi của gia đình bạn không bị vướng, ta nên để những ô thoáng để gió có thể lưu thông trên trần thạch cao. Bởi khi trời hết nóng, sự tỏa nhiệt của trần thạch cao diễn ra rất nhanh.
Thứ ba, cần đặc biệt kiểm tra kỹ chất lượng mái tôn trước khi thi công.
Do hầu hết trần thạch cao có đặc tính kỵ nước. Nếu gặp nước kiểu trần này rất dễ bị ố vàng, gây mất thẩm mỹ. Nên trước khi thi công, bạn cần lưu ý đảm bảo trần thạch cao không bị dột.
Một điều cực kỳ khó chịu nữa ở nhà mái tôn là sự xuất hiện của chuột. Bởi vậy, để hạn chế thấp nhất sự ảnh hưởng này, bạn cần ngăn chặn mọi đường đi của loài vật này.
Để đảm bảo không gian sống không quá thấp, khi thi công trần thạch cao nhà mái tôn, chúng ta có thể làm trần dốc theo hình mái tôn. Là điểm đến đáng tin cậy, với nhiều công trình đã thực hiện, AZ cam kết sẽ mang lại cho gia đình bạn một không gian sống hoàn mỹ nhất. Nếu gia đình bạn đang muốn cải thiện không gian sống hiện tại, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 098.326.2016 (25/7) để nhận được sự tư vấn nhiệt tình nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tấm thạch cao thả hay thạch cao trần nổi là loại vật liệu xây dựng...
Trần nhà là một bộ phận quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và...
Phòng ngủ là khu vực nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày dài làm việc....
Vách thạch cao ngăn phòng là giải pháp làm vách ngăn phổ biến hiện nay....
Vách thạch cao cách âm là một hệ thống gồm nhiều lớp vật liệu khác...
Trần thạch cao là loại vật liệu trang trí nội thất được sử dụng phổ...