Quy trình thi công trần thạch cao cho nhà ống

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công trần thạch cao, Trần thạch cao AZ là đơn vị tin cậy hàng đầu giúp cho gia đình bạn sẽ có những mẫu trần thạch cao đẹp như ý.

Chúng tôi đã tiến hành thi công lắp đặt cho rất nhiều công trình từ nhà biệt thự, nhà chung cư cho đến những ngôi nhà phố. Nhà ống là công trình gặp nhiều khó khăn trong thiết kế xây dựng nhưng với đội ngũ thi công tay nghề cao, chúng tôi vẫn cam kết đem đến mẫu trần thạch cao nhà ống cho gia đình bạn ưng ý nhất.

tran-thach-cao-ca-tinh

Nhà ống vốn có đặc trưng là dài và hẹp, cho nên lời khuyên của chúng tôi là bạn nên chọn các mẫu trần có gam màu sáng để tạo độ rộng cho căn phòng. Khi thi công trần thạch cao chúng tôi tuân thủ đúng quy trình theo các bước sau để đảm bảo cho gia đình bạn sẽ có một không gian sống như ý.

Bước 1: Xác định độ cao của trần

Việc xác định độ cao của trần nhà sẽ giúp cho bạn cùng với nhân viên thi công tính toán và chọn lựa độ dày của trần thạch cao sao cho phù hợp. Nếu như trần nhà ống của bạn khá thấp thì không nên chọn những mầu trần thạch cao quá dày. Nó không chỉ làm mất cân đối không gian mà còn làm cho không gian vốn đã chật hẹp lại thêm cảm giác nặng nề. Sự cân đối thẩm mỹ sẽ giúp cho căn phòng của bạn phát huy được những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm.

Bước 2: Đánh dấu vị trí thi công

Sau khi đã xác định được độ cao của trần thì nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành đo đạc và đánh dấu vị trí thi công để lắp đặt trần thạch cao được chính xác và thuận tiện hơn.

Bước 3: Treo nẹp

Theo dấu mực đã đánh dấu, nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành treo nẹp viền tường. Công đoạn này bao gồm gắn nẹp viền vào tường bằng đinh thép hoặc vít, trong đó thợ thi công sẽ phải chú ý khoảng cách tối đa giữa các lỗ đinh là 300mm. Công đoạn này cần phải được tiến hành một cách chính xác và có tuần tự  để công đoạn tiếp theo diễn ra thuận lợi hơn.

tran-thach-cao-chu-tien-yen-xa-01

Bước 4: Treo ty

Phân chia lưới thanh chính (thanh xương cá) bằng việc xác định khoảng cách giữa các điểm ty treo. Khoảng cách giữa hai điểm treo thường là 1200mm, đối với điểm treo đầu tiên bắt với tường nhất thiết phải là 300mm.

Bước 5: Treo hệ xương chính gắn bởi các ty

Các ty zen của điểm treo được liên kết với nhau để tạo nên khung dọc cho thanh chính (thanh xương cá).

Bước 6: Treo xương phụ gắn với xương chính bằng cách gài mép của thanh xương phụ vào cá của thanh xương chính, đảm bảo khoảng cách giữa xương phụ là 400mm.

Bước 7: Căn chỉnh hệ thống khung xương cho chuẩn và lắp đặt cố định hệ khung bằng đinh vít.

Bước 8: Hoàn thiện các mối nối và làm phẳng mặt trần thạch cao.

Với 8 bước cơ bản trong quy trình thi công trần thạch cao trên đây, hy vọng giải pháp lắp đặt trần thạch cao cho nhà ống có thể giúp cải thiện không gian, đồng thời tăng hiệu quả hơn về chiếu sáng cho gia đình của bạn.

Rate this post

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kích thước tấm thạch cao trần thả 600×600, 600×1200 và giá bán

Tấm thạch cao thả hay thạch cao trần nổi là loại vật liệu xây dựng...

So sánh trần thạch cao và trần bê tông – Nên làm loại trần nào?

Trần nhà là một bộ phận quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và...

Có nên làm tường thạch cao phòng ngủ không? Đánh giá ưu nhược điểm

Phòng ngủ là khu vực nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày dài làm việc....

Thi công vách thạch cao: Báo giá, vật tư và các bước thi công

Vách thạch cao ngăn phòng là giải pháp làm vách ngăn phổ biến hiện nay....

Vách thạch cao cách âm, tiêu âm: Cấu tạo, ứng dụng và báo giá

Vách thạch cao cách âm là một hệ thống gồm nhiều lớp vật liệu khác...

Khoảng cách ty treo trần thạch cao bao nhiêu là phù hợp?

Trần thạch cao là loại vật liệu trang trí nội thất được sử dụng phổ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *