Hướng dẫn thi công trần thạch cao giật cấp chuẩn nhất

Được đánh giá là một trong những hạng mục sở hữu tính thẩm mỹ cao, trần thạch cao giật cấp là lựa chọn hàng đầu của nhiều gia chủ hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng hệ trần đang ngày càng tăng cao, nắm rõ cách thi công trần thạch cao giật cấp sẽ giúp các đơn vị đảm bảo tối đa chất lượng công trình. Theo dõi bài viết ngay sau đây để được tranthachcaoaz.com hướng dẫn cách đóng trần thạch cao giật cấp chuẩn kỹ thuật.

Trần thạch cao giật cấp là gì?

Trần thạch cao giật cấp là hệ trần khung chìm được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong nhiều kiến trúc hiện nay. Trần thạch cao giật cấp mang tới khả năng che chắn hệ thống điện cũng như những khuyết điểm của hệ trần cũ vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, hệ trần này được đánh giá rất cao về ưu thế cách âm, cách nhiệt, chống ẩm, chống cháy,…; mang tới cho không gian vẻ đẹp ấn tượng, sang trọng.

Khi lựa chọn trần thạch cao giật cấp, khách hàng có thể dễ dàng đưa ra yêu cầu về kiểu dáng đa dạng. Sau khi hoàn thiện trần, việc phối kết hợp thêm cùng các loại đèn trang trí cùng màu nền sẽ giúp công trình trở nên nổi bật, cuốn hút hơn.

Về tính ứng dụng, trần thạch cao giật cấp có thể được thi công tại nhiều hạng mục khác nhau như nhà phố, biệt thự, nhà chung cư, phòng họp, phòng trà, phòng karaoke, công ty, khách sạn, trung tâm tiệc cưới,… Hiện nay có 2 loại trần giật cấp là trần thạch cao giật cấp kíntrần thạch cao giật cấp hở.

Trần thạch cao giật cấp là hệ trần khung chìm được sử dụng phổ biến ở nhiều kiến trúc
Trần thạch cao giật cấp là hệ trần khung chìm được sử dụng phổ biến ở nhiều kiến trúc

Cấu tạo của trần thạch cao giật cấp

Trần thạch cao giật cấp được cấu tạo bởi các bộ phận như sau:

  • Thanh chính: Có nhiệm vụ nâng đỡ cho cả hệ trần được treo trên trần nhà bằng các tăng đơ và ty treo trần.
  • Thanh phụ: Được liên kết với thanh chính và tiếp xúc trực tiếp với các tấm thạch cao.
  • Thanh viền: Được gắn trực tiếp vào vách tường, tạo mối liên kết giữa thanh chính và thanh phụ.
  • Tấm thạch cao: Được ghép lại với nhau nhằm tạo bề mặt trần sau khi người thợ thi công đã hoàn tất quá trình định hình cho khung xương.
  • Phụ kiện đi kèm: Có công dụng kết nối khung xương với tấm thạch cao để tạo bề mặt trần hoàn thiện.
Trần thạch cao giật cấp được tạo nên từ nhiều bộ phận khác nhau
Trần thạch cao giật cấp được tạo nên từ nhiều bộ phận khác nhau

Cách thi công trần thạch cao giật cấp chuẩn kỹ thuật nhất

Trước khi tiến hành thi công trần thạch cao giật cấp, đơn vị thi công cần tiến hành khảo sát mặt bằng và xem xét chi tiết bản vẽ thiết kế trần thạch cao giật cấp để định hình tổng quan công việc. Bên cạnh đó, kiểm tra và xử lý kỹ lưỡng phần mái của công trình, tránh tình trạng rò rỉ nước, gây ảnh hưởng tới chất lượng trần thạch cao giật cấp về sau cũng là việc làm quan trọng cần thực hiện.

Sau khi đã đảm bảo những điều kiện nói trên, thợ thi công có thể tham khảo ngay cách làm chi tiết trần thạch cao giật cấp dưới đây:

Bước 1 – Đo đạc độ cao khung trần nhà

Người thợ cần xác định chính xác độ cao của khung trần nhà tính từ mặt sàn lên tới trần. Khoảng cách này cần đảm bảo một số tiêu chí, bao gồm không quá thấp, không quá cao, có độ thông thoáng, có ánh sáng và có tính thẩm mỹ cho cả căn phòng. Theo đó, thợ thi công có thể xác định vị trí mặt bằng trần bằng thước dây hoặc máy cân bằng laser, sau đó đánh dấu các vị trí cao độ trên mặt tường.

Thợ thi công có thể xác định vị trí mặt bằng trần với thước dây hoặc máy cân bằng laser
Thợ thi công có thể xác định vị trí mặt bằng trần với thước dây hoặc máy cân bằng laser

Bước 2 – Đóng thanh viền tường

Từ các vị trí đã đánh dấu trên bờ tường, thợ thi công hãy dùng búa và đinh bê tông để cố định thanh viền tường trên tường hoặc bức vách.

Bước 3 – Làm khung xương hoàn thiện

Tiếp theo, hãy đánh dấu các vị trí của điểm treo ty với khoảng cách giữa các điểm đạt khoảng từ 01 mét đến 1.2 mét, sau đó dùng khoan bê tông khoan trực tiếp tại vị trí đã đánh dấu và tiến hành treo ty.

Người thợ thi công có thể tạo hệ khung xương dọc bằng cách liên kết thanh chính với các ty ren rồi gác mép các thanh ngang liên kết với thanh chính để tạo hệ khung xương hoàn chỉnh.

Cuối cùng, thực hiện kiểm tra và căn chỉnh lại một lần nữa nhằm đảm bảo tính cân bằng, chắc chắn của mặt phẳng khung xương trước khi tiến hành bắn tấm thạch cao.

Người thợ cần đảm bảo sự chắc chắn của khung xương trước khi bắn tấm thạch cao
Người thợ cần đảm bảo sự chắc chắn của khung xương trước khi bắn tấm thạch cao

Bước 4 – Lắp tấm thạch cao

Ở bước lắp tấm thạch cao, thợ thi công cần sử dụng máy bắn vít để bắn đinh vít liên kết tấm thạch cao với khung xương. Đặc biệt, trong khi bắn vít, hãy đảm bảo mũi vít phải chìm trong bề mặt tấm thạch cao nhằm bảo toàn tính thẩm mỹ.

Bước 5 – Xử lý mối nối và sơn bả hoàn thiện

Đơn vị thi công có thể sử dụng băng keo chuyên dụng để dán lên vị trí mối nối, sau đó trộn bột xử lý mối nối theo tỷ lệ rồi trát lên. Cuối cùng, hãy đợi bột khả khô và tiến hành sơn bả hoàn thiện trần nhà.

Lưu ý: Hướng dẫn trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, chi tiết cách thi công chính xác còn phụ thuộc nhiều vào hình khối của các cấp giật trong bản vẽ trần thạch cao giật cấp.

Bản vẽ thiết kế chi tiết trần thạch cao giật cấp
Bản vẽ thiết kế chi tiết trần thạch cao giật cấp

Bản vẽ thiết kế trần thạch cao giật cấp

Bản vẽ thiết kế trần thạch cao giật cấp là yếu tố quan trọng đầu tiên trong quá trình thi công. Bản vẽ này sẽ cho phép kỹ sư, thợ thi công có cái nhìn tổng quan về kiểu dáng, kích thước, số lượng điểm treo trần và các thông số kỹ thuật khác của công trình. Bản vẽ thiết kế trần thạch cao giật cấp bao gồm các thông tin sau:

  • Điểm treo trần: Điểm treo trần là những vị trí trên trần tường được sử dụng để treo các thanh thép hoặc giá đỡ. Việc chọn điểm treo trần phải đảm bảo độ chắc chắn, an toàn và tuân thủ đúng theo các yêu cầu kỹ thuật.
  • Kích thước và số lượng điểm treo trần: Kích thước và số lượng điểm treo trần sẽ được xác định dựa trên kích thước, hình dáng và diện tích của trần.
  • Kích thước và hình dạng của trần thạch cao giật cấp: Kích thước và hình dạng của trần thạch cao giật cấp cần phải được xác định và vẽ trên bản vẽ thiết kế trước khi thi công.

Báo giá thi công trần thạch cao giật cấp

Để đảm bảo tiết kiệm chi phí và chất lượng công trình, việc đưa ra báo giá thi công trần thạch cao giật cấp là rất quan trọng. Báo giá sẽ cung cấp cho khách hàng một cái nhìn tổng quan về chi phí thi công và các dịch vụ đi kèm như vận chuyển, lắp đặt, bảo hành,..

Các yếu tố cần lưu ý để đưa ra báo giá thi công trần thạch cao giật cấp bao gồm:

  1. Diện tích trần
  2. Mức độ khó khăn trong việc thi công
  3. Chất liệu và thiết bị thi công

Tổng kết

Hy vọng rằng qua 5 bước thi công trần thạch cao giật cấp mà tranthachcaoaz.com chia sẻ trên đây, bạn đã nắm được cách đóng trần chuẩn kỹ thuật, đảm bảo tính thẩm mỹ cho cả công trình.

Ngoài ra, nếu cũng đang có nhu cầu cần thi công hệ trần này, đừng ngại ngần liên hệ với Tranthachcaoaz.com qua hotline 098 326 2016 ngay để được báo giá thi công trần thạch cao giật cấp nhanh chóng nhất!

Rate this post

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kích thước tấm thạch cao trần thả 600×600, 600×1200 và giá bán

Tấm thạch cao thả hay thạch cao trần nổi là loại vật liệu xây dựng...

So sánh trần thạch cao và trần bê tông – Nên làm loại trần nào?

Trần nhà là một bộ phận quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và...

Có nên làm tường thạch cao phòng ngủ không? Đánh giá ưu nhược điểm

Phòng ngủ là khu vực nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày dài làm việc....

Thi công vách thạch cao: Báo giá, vật tư và các bước thi công

Vách thạch cao ngăn phòng là giải pháp làm vách ngăn phổ biến hiện nay....

Vách thạch cao cách âm, tiêu âm: Cấu tạo, ứng dụng và báo giá

Vách thạch cao cách âm là một hệ thống gồm nhiều lớp vật liệu khác...

Khoảng cách ty treo trần thạch cao bao nhiêu là phù hợp?

Trần thạch cao là loại vật liệu trang trí nội thất được sử dụng phổ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *