Thi công trần thạch cao kết hợp trần chìm và trần nổi

Tuy chỉ mới phổ biến trong mấy năm gần đây nhưng trần thạch cao đã sớm trở thành sản phẩm được nhiều chủ nhà lựa chọn trong việc thiết kế nội thất nhà ở.

Với các ưu điểm như gọn nhẹ, mẫu thiết kế đa dạng, dễ tạo hình, có khả năng kết hợp với hệ thống đèn trang trí để tạo hiệu ứng thẩm mỹ, trần thạch cao đang là xu hướng mà các gia đình hướng đến.

Thông thường, chủ nhà sẽ chọn loại trần chìm vì loại này có thể cắt ghép, uốn cong tạo hình đẹp làm nên điểm nhấn cho không gian. Tuy nhiên so với trần nổi thì trần chìm lại khó sửa chữa hơn. Nhiều KTS và chủ nhà đã cùng tìm ra giải pháp thiết kế kết hợp trần chìm và trần nổi để khắc phục những hạn chế của hai loại trần này và cũng là để tạo sự mới lạ cho không gian sống của gia đình.

Winsome-Plaster-Ceiling-house-designs-Modern-Living-Room-Other-Metro

Khi thi công trần thạch cao theo phương pháp kết hợp này, trần chìm được ưu tiên thi công trước, sua đó được liên kết với trần nổi để đảm bảo cho việc chia ô trần chính xác và quá trình thi công được dễ dàng. Tuy nhiên, việc thi công trần thạch cao kết hợp cũng không phải chuyện đơn giản. Do vậy, chúng ta cần phải lưu ý đến những yếu tố kỹ thuật để đảm bảo trần thạch cao được thi công đúng tiêu chuẩn, đạt hiệu quả sử dụng lâu dài. Một số sai lầm thường hay xảy ra khi thi công trần thạch cao kết hợp như:

+ Thông thường khi đang thi công thì thợ không có được cái nhìn tổng quát cho nên thường có xu hướng thi công dồn về một phía. Điều nay dẫn đến việc ô trần không đều nhau.

+ Nếu có chia đều thì có thể lại xảy ra trường hợp phần còn lại của ô trần hai bên khá nhỏ, nhìn rất mất thẩm mỹ và tỷ lệ tấm thả thường bị hao hụt rất nhiều.

+ Việc thi công trần chìm kết hợp với trần nổi sẽ gặp không ít khó khăn trong việc thi công trần nổi với tấm sợi khoáng có gờ. Không chỉ vậy, nếu tính toán không chính xác, rất có thể phải cắt tấm rồi tạo gờ lại thì mới phù hợp với diện tích của căn phòng. Điều này mất nhiều thời gian và thật không dễ dàng với những căn phòng có diện tích lớn.

+ Độ cao của trần phải thay đổi do yêu cầu thiết kế (phải thi công mặt dựng bằng trần nổi khiến cho độ cao của trần không đúng như tính toán ban đầu).

203

Những sai lầm này dẫn đến việc sau khi thi công hệ thống trần nổi thì không đạt yêu cầu về tính thẩm mỹ và gây ra khó khăn trong việc bố trí hệ thống đèn chiếu sáng. Để khắc phục những nhược điểm này, các KTS sẽ tính toán việc thi công trần thạch cao kết hợp giữa trần chìm và trần nổi phải trên cùng một mặt bằng. Nó không chỉ tăng được tính thẩm mỹ của hệ thống trần mà còn giúp tiết kiệm được vật tư và thời gian thi công một cách đáng kể.

Với giải pháp thi công trần thạch cao kết hợp giữa trần chìm và trần nổi không chỉ đem lại cho không gian một sự độc đáo và sự tiện lợi trong việc sửa chữa sau này. Tuy nhiên, việc thi công trần thạch cao kết hợp như thế này cũng tốn nhiều công sức hơn, do đó bạn cũng cần phải  cân nhắc trong quá trình tiến hành nếu thấy thực sự cần thiết, tránh lãng phí.

Rate this post

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kích thước tấm thạch cao trần thả 600×600, 600×1200 và giá bán

Tấm thạch cao thả hay thạch cao trần nổi là loại vật liệu xây dựng...

So sánh trần thạch cao và trần bê tông – Nên làm loại trần nào?

Trần nhà là một bộ phận quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và...

Có nên làm tường thạch cao phòng ngủ không? Đánh giá ưu nhược điểm

Phòng ngủ là khu vực nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày dài làm việc....

Thi công vách thạch cao: Báo giá, vật tư và các bước thi công

Vách thạch cao ngăn phòng là giải pháp làm vách ngăn phổ biến hiện nay....

Vách thạch cao cách âm, tiêu âm: Cấu tạo, ứng dụng và báo giá

Vách thạch cao cách âm là một hệ thống gồm nhiều lớp vật liệu khác...

Khoảng cách ty treo trần thạch cao bao nhiêu là phù hợp?

Trần thạch cao là loại vật liệu trang trí nội thất được sử dụng phổ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *