Tìm hiểu về trần thạch cao chìm

Hiện nay, trần thạch cao chìm được sử dụng phổ biến hơn bởi tính thẩm mỹ vượt trội. Cùng AZ tìm hiểu về loại trần này và ưu nhược điểm của nó xem vì sao lại được nhiều gia đình ưa chuộng.

Trần thạch cao chìm là gì?

Trần thạch cao chìm hay còn gọi là trần thạch cao khung xương chìm chính là hình ảnh của trần khi hoàn thiện sẽ không nhìn thấy xương, phần tấm được đặt ở  phía  dưới và  có tác dụng che đi toàn bộ phần khung xương.

Để không bị nhầm lẫn với trần nổi thì gọi là trần thạch cao chìm hay trần thạch cao khung xương chìm.

Tìm hiểu về trần thạch cao chìm
Tìm hiểu về trần thạch cao chìm 01

Trần thạch cao chìm được chia thành 2 loại cơ bản là:

  • Trần thạch cao phẳng: Là toàn bộ tấm trần nằm trên 1 mặt phẳng. Loại trần thạch cao phẳng thường không có khe hắt sáng nên thường được ứng dụng cho các công trình hiện đại đi cùng nội thất hình khối, mảng miếng, diện khúc chiết, tối giản mọi chi tiết
  • Trần thạch cao giật cấp: Là loại trần thạch cao có tấm trần nằm trên nhiều mặt phẳng khác nhau (từ 2-3-4 mặt phẳng). Khoảng chênh giữa các mặt phẳng bên cạnh nhau được bố trí các khe hắt sáng để trang trí cho trần hoặc theo một ý đồ nào đó của kiến trúc sư hay gia chủ.

Ưu nhược điểm của trần thạch cao chìm

Ưu điểm: 

  • Đây là dạng thiết kế đòi hỏi nhiều kĩ xảo và tay nghề cao nên mang tính thẩm mỹ cho không gian sống của căn nhà. Chúng ta có thể yêu cầu thợ thi công trang trí hoa văn, họa tiết tùy theo ý muốn, cũng như mục đích sử dụng của các phòng trong căn nhà.
  • Mẫu mã đa dạng, tùy biến linh hoạt, có thể đáp ứng tốt các yêu cầu của kiến trúc sư thiết kế.
  • Chủng loại khung xương và tấm đa dạng, dễ làm hài lòng mọi đối tượng khách hàng.
  • Trọng lượng nhẹ, an toàn cho người sử dụng
  • Thiết kế trần chìm luôn được ưa chuộng bởi xét về góc độ kinh tế thì ít tốn kém, cũng như tính thẩm mỹ và xu hướng thời đại luôn đạt mọi thách thức với thời gian.
Tìm hiểu về trần thạch cao chìm
Tìm hiểu về trần thạch cao chìm 02

Nhược điểm:

  • Nếu  trong quá trình thi công không được tốt sẽ chóng bị sửa chữa. Khó khăn và phức tạp đối với loại trần này đó là khi gặp sự cố hỏng hóc mà muốn sửa chữa, chúng ta phải dỡ bỏ toàn bộ trần nhà xướng mới có thể khắc phục được. Việc làm này ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt trong gia đình, làm mất thời gian cũng như tiền bạc của người sử dụng.
  • Là loại trần rất kỵ nước và ẩm. Bởi vậy khi tư vấn và thi công trần, người thợ phải lưu tâm đến các yếu tố gây tác hại đến trần.
  • Thạch cao có đặc điểm là dãn nở theo khí hậu và thời tiết. Chính vì vậy khi tiến hành làm yêu cầu về kĩ thuật cần là sự chặt chẽ, tỉ mỉ cao. Nếu chênh lệch về nhiệt độ hay độ ẩm cục bộ thì dễ cong vênh.
5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kích thước tấm thạch cao trần thả 600×600, 600×1200 và giá bán

Tấm thạch cao thả hay thạch cao trần nổi là loại vật liệu xây dựng...

So sánh trần thạch cao và trần bê tông – Nên làm loại trần nào?

Trần nhà là một bộ phận quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và...

Có nên làm tường thạch cao phòng ngủ không? Đánh giá ưu nhược điểm

Phòng ngủ là khu vực nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày dài làm việc....

Thi công vách thạch cao: Báo giá, vật tư và các bước thi công

Vách thạch cao ngăn phòng là giải pháp làm vách ngăn phổ biến hiện nay....

Vách thạch cao cách âm, tiêu âm: Cấu tạo, ứng dụng và báo giá

Vách thạch cao cách âm là một hệ thống gồm nhiều lớp vật liệu khác...

Khoảng cách ty treo trần thạch cao bao nhiêu là phù hợp?

Trần thạch cao là loại vật liệu trang trí nội thất được sử dụng phổ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *