Các mẫu trần thạch cao thả nhà xưởng không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian thi công mà còn giải quyết hiệu quả tình trạng nắng nóng đặc trưng ở các khu nhà xưởng. Chi tiết hơn về hệ trần này, mời bạn hãy cùng Tranthachcaoaz.com theo dõi bài viết dưới đây!
Trần thạch cao thả nhà xưởng là gì?
Trần thạch cao thả nhà xưởng là hệ trần sở hữu thiết kế khung xương lộ ra bên ngoài, được lắp ghép với các tấm thạch cao cắt theo kích thước của khung định hình, tạo thành giá chịu lực để thả tấm.
Cấu tạo trần thạch cao thả
Cấu tạo của trần thạch cao thả nhà xưởng gồm 4 bộ phận: thanh chính, thanh phụ, thanh viền tường cùng các tấm thạch cao thả chuyên dụng. Trong đó, mỗi bộ phận lại phụ trách những nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể:
- Thanh chính: Thanh chính đảm nhiệm chức năng chịu lực, được treo lên trần bằng các cụm ty treo và tăng đơ.
- Thanh phụ: Thanh phụ liên kết với thanh chính để tạo nên những ô vuông có kích thước đúng với yêu cầu thiết kế.
- Thanh viền tường (thanh góc): Thanh viên tường giữ vai trò là điểm liên kết với tường hoặc vách ngăn.
- Tấm thạch cao thả chuyên dụng: Tấm thạch cao thả chuyên dụng có vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng đến toàn bộ công trình. Theo đó, bộ phận này nên đạt độ dày trung bình từ 4 đến 4.5mm. Với những công trình yêu cầu gắt gao về tính an toàn khi xây dựng hơn, bạn hãy ưu tiên lựa chọn loại tấm thạch cao thả có độ dày khoảng hơn 9mm.
Chức năng của trần thạch cao thả nhà xưởng
Hệ trần thạch cao thả được đông đảo các xí nghiệp, nhà xưởng lựa chọn nhờ sở hữu hàng loạt chức năng nổi bật.
Tạo không gian thoáng đãng
Những tấm thạch cao chuyên dụng cùng hệ xương có màu sắc tươi sáng, hoạ tiết đơn giản của trần thạch cao thả góp phần giúp không gian nhà xưởng rộng lớn trở nên thoáng đãng hơn. Đặc biệt, ưu điểm này sẽ còn phát huy tối đa khi được kết hợp cùng hệ thống đèn điện chiếu sáng trong không gian xưởng.
Ngoài ra, do đặc trưng diện tích rộng lớn, việc thi công trần thạch cao thả với các ô vuông nhỏ xếp liên tiếp nhau sẽ mang tới cho người nhìn cảm giác không gian đang thu hẹp lại, tạo sự gần gũi hơn giữa các phân xưởng và kho.
Cải thiện âm thanh
Trần thạch cao thả có khả năng hấp thụ âm thanh, giúp giảm tiếng ồn và cộng hưởng âm trong nhà xưởng. Điều này giúp cải thiện điều kiện làm việc và giảm mệt mỏi cho công nhân, đồng thời giảm khả năng gây hại đến sức khỏe do tiếng ồn.
Ứng dụng trang trí và ánh sáng
Trần thạch cao thả có thể được sơn màu, trang trí và thêm các bộ đèn để tạo điểm nhấn trong không gian. Điều này giúp nâng cao mỹ quan tổng thể của nhà xưởng và tạo ra môi trường làm việc thoải mái và hiệu quả hơn.
Cách nhiệt và cách âm
Trần thạch cao thả có khả năng cách nhiệt và cách âm, giúp giữ cho nhiệt độ trong nhà xưởng ổn định hơn và giảm thiểu sự thoát nhiệt ra ngoài. Điều này có thể giúp tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí điều hòa không khí.
An toàn chống cháy
Trần thạch cao thả thường được làm từ chất liệu không cháy hoặc chịu cháy chậm, giúp tăng cường an toàn trong trường hợp có xảy ra cháy.
Tại sao nên làm trần thạch cao cho nhà xưởng?
Tiết kiệm tối đa chi phí thi công
So với một số hệ trần khác như trần gỗ, trần nhựa,… giá thành mua nguyên vật liệu thi công trần thạch cao thả được đánh giá là rất phải chăng. Với ưu thế này, sử dụng hệ trần thả thạch cao sẽ giúp tiết kiệm tối đa chi phí cho nhà xưởng.
Thời gian hoàn thiện nhanh chóng
Dễ thi công và thời gian hoàn thiện ngắn là yêu cầu luôn được đề cao ở mọi công trình, trong đó có nhà xưởng. Theo đó, tính đơn giản và quá trình thi công bằng những nguyên vật liệu đã được sản xuất theo khuôn sẵn của trần thạch cao thả đều thoả mãn hoàn toàn những điều kiện trên.
Cụ thể, trung bình 1 thợ chính và 1 thợ phụ có thể hoàn thiện từ 40 tới 60m2 trần thả trong 1 ngày nếu mặt bằng tốt, không gặp bất cứ trở ngại nào.
Dễ dàng sửa chữa
Quá trình sửa chữa trần thả diễn ra rất đơn giản, dễ dàng do tấm thạch cao chuyên dụng đã có kích thước sẵn và người thợ chỉ cần thả vào ô trần mà không cần phải bắn vít.
Khi sửa chữa hệ thống đường ống hay dây điện bị hư hỏng phía trong, người thợ hãy tháo tấm thạch cao tại vị trí xác định rồi tiến hành sửa chữa, sau đó đặt lại tấm thạch cao vào vị trí ban đầu.
Đảm bảo an toàn cho nhà xưởng
Hiện nay, đa số các nhà xưởng đều sử dụng thiết kế mái tôn. Do đó, việc sử dụng trần thạch cao thả có thể góp phần giảm bớt nhiệt độ, hạn chế tình trạng nắng nóng để đảm bảo môi trường làm việc dễ chịu cho công nhân.
Không chỉ vậy, đặc tính không dẫn cháy của thạch cao còn giúp ngăn cản tối đa sự lan rộng của lửa khi xảy ra hoả hoạn, bảo vệ sự an toàn đối với tính mạng con người cũng như các thiết bị, sản phẩm, vật dụng có trong nhà xưởng.
Các mẫu trần thạch cao thả nhà xưởng được ưa chuộng
Do tính linh hoạt và ứng dụng cao, trần thạch cao thả hiện được đánh giá là một trong những hệ trần phổ biến được nhiều nhà xưởng, xí nghiệp lựa chọn hàng đầu. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm cho xưởng làm việc của mình, tham khảo các mẫu trần thạch cao thả nhà xưởng dưới đây.
Quy trình thi công trần thạch cao thả nhà xưởng
Để trần thạch cao thả nhà xưởng đạt độ bền tốt cũng như phát huy tối đa công năng trong suốt quá trình sử dụng, quy trình thi công công trình cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước dưới đây:
Bước 1: Xác định độ cao của trần
- Lấy dấu chiều cao của trần bằng ống nivô.
- Đánh dấu vị trí của mặt bằng trên trên vách hoặc cột.
Bước 2: Cố định thanh viền tường
- Sử dụng khoan hoặc búa đóng đinh để cố định thanh viền tường vào tường/vách (tuỳ thuộc vào loại vách nhà xưởng sử dụng).
- Định lượng khoảng cách giữa các lỗ đinh hoặc lỗ khoan (đảm bảo không vượt quá 300mm).
Bước 3: Phân chia trần
Để đảm bảo sự cân đối giữa chiều rộng của tấm trần với khung bao, trần cần được phân chia thích hợp với khoảng cách tâm điểm giữa thanh chính và thanh phụ là 600mm x 600mm, 610mm x 610mm, 600mm x 1.200mm hoặc 600mm x 1.220mm.
Bước 4: Móc
- Khoảng cách móc tối đa giữa các điểm là 1.200 hoặc 1.220mm.
- Khoảng cách từ vách tới vị trí của móc đầu tiên là 405mm.
Bước 5: Nối thanh chính
Các thanh chính cần được nối với nhau bằng cách gắn lỗ mộng của đầu thanh này vào lỗ mộng của đầu thanh kia trong khoảng cách 610mm hoặc 1.220mm.
Bước 6: Lắp thanh phụ
Thanh phụ được lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính và đảm bảo kích thước thiết kế đạt 610mm x 1.220mm hoặc 600mm x 1.200mm.
Bước 7: Điều chỉnh
Điều chỉnh khung ngay ngắn và đảm bảo mặt bằng khung phẳng, không gợn sóng.
Bước 8: Lắp đặt tấm trần lên khung
Sử dụng ít nhất 02 kẹp để giữ mỗi bên và mỗi góc của tấm trần rồi thả vào khung.
Bước 9: Kẹp tường
Sử dụng kẹp để giữ các tấm trần dọc theo tường.
Bước 10: Xử lý viền trần
- Sườn trần: Sử dụng cưa hoặc kéo để cắt.
- Mặt tấm trần: Sử dụng cưa răng nhuyễn hoặc lưỡi dao bén vạch lên mặt tấm trần để bẻ theo hướng đã vạch rồi dùng dao rọc phần giấy còn lại.
Báo giá trần thạch cao thả nhà xưởng
Trên thị trường hiện nay, tranthachcaoaz.com chính là đơn vị cung cấp dịch vụ thi công trần thạch cao thả nhà xưởng chuyên nghiệp hàng đầu. Đặc biệt, so với các đối thủ khác, giá cả của chúng tôi đang ở mức vô cùng cạnh tranh, giúp tiết kiệm tối đa chi phí cho khách hàng. Bảng giá của tranthachcaoaz.com luôn được công khai rõ ràng, minh bạch để bất cứ khách hàng nào cũng có thể dễ dàng theo dõi:
BÁO GIÁ THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO THẢ (nghìn đồng/m2) | |||||||||
LOẠI TẤM | KHUNG HÀ NỘI | KHUNG ZINCA | KHUNG VĨNH TƯỜNG | ||||||
25 đến 50 m2 | 50 đến 200 m2 | Trên 200 m2 | 25 đến 50 m2 | 50 đến 200 m2 | Trên 200 m2 | 25 đến 50 m2 | 50 đến 200 m2 | Trên 200 m2 | |
Tấm phủ bạc | 130 | 120 | 115 | 140 | 130 | 125 | 150 | 140 | 135 |
Tấm Zinca, Tafo | 120 | 110 | 105 | 130 | 120 | 115 | 140 | 130 | 125 |
Tấm chịu nước thường | 130 | 120 | 115 | 140 | 130 | 125 | 150 | 140 | 135 |
Tấm Vĩnh Tường VT4 | 235 | 125 | 120 | 145 | 135 | 130 | 155 | 145 | 140 |
Tấm chịu nước Vĩnh Tường | 145 | 135 | 130 | 155 | 145 | 140 | 165 | 155 | 150 |
Tấm sợi khoáng Daiken | 190 | 180 | 175 | 200 | 190 | 185 | 210 | 200 | 195 |
Tấm nhôm Lay-in | 300 | 290 | 285 | 310 | 300 | 295 | 320 | 310 | 305 |
Lưu ý:
- Bảng giá trên được áp dụng thi công trong nội thành Hà Nội.
- Đơn giá là đơn giá thi công phần thô, chưa bao gồm xử lý mối nối.
- Đơn giá chưa bao gồm 10% VAT.
- Khối lượng khi thanh toán theo hợp đồng sẽ tính theo mét vuông đo thực tế.
- Sơn bả sẽ cộng thêm từ 50.000 đến 70.000 VNĐ tùy loại sơn.
Tổng kết
Nhìn chung, với hàng loạt ưu thế nổi bật, trần thạch cao thả nhà xưởng đang dần trở thành xu hướng thiết kế mới được đông đảo doanh nghiệp ưu tiên chọn lựa. Nếu cũng đang kiếm tìm cho nhà xưởng của mình một đơn vị thi công trần/vách thạch cao thả nhà xưởng uy tín, đừng quên đến với Tranthachcaoaz.com qua Hotline 098.326.2016 để được đội ngũ nhân viên của chúng tôi tư vấn, giải đáp và báo giá chi tiết nhất!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đặc trưng của nhà ống 5m là tính chất hẹp và dài, gây nhiều khó...
Trần thạch cao có phào chỉ không còn là cái tên xa lạ trong thiết...
Các mẫu trần thạch cao phòng ngủ tân cổ điển là xu hướng thiết kế...
Nếu bạn đang băn khoăn mẫu trần thạch cao giật 1 cấp là gì? Có...
Bộ mặt của showroom, cửa hàng luôn được các chủ cửa hàng quan tâm. Khi...
Trần thạch cao bản chất là làm từ thạch cao nguyên chất. Là nguyên liệu...