2 điều cần tuân thủ tuyệt đối khi thi công trần thạch cao nổi và chìm

Để các công trình trần thạch cao nổi và chìm đạt được tuổi thọ cao nhất quy trình thi công được coi khâu giữ vai trò quyết định, mang tính trực tiếp. Và nếu bạn muốn công trình trần thạch cao của gia đình mình được tiến hành nhanh chóng, bền lâu hãy cùng Trần thạch cao AZ ghi nhớ ngay 2 nguyên tắc cơ bản nhất sau đây. 

Thứ nhất, khi đi khung xương cần tuyệt đối tránh các vị trí lỗ đèn và thiết bị cơ điện. Sở dĩ vậy, bởi nếu khi đi khung xương không “nhường đất” cho các vị trí này thì lúc lắp đặt hệ thống và quạt trần chúng ta sẽ phải tiến hành cắt xương.

Trần thạch cao chìm - hệ trần có kỹ thuật đi khung xương cầu kỳ nhất 01
Trần thạch cao chìm – hệ trần có kỹ thuật đi khung xương cầu kỳ nhất 01

Việc này không những gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới độ chắc chắn, độ phẳng và thẩm mỹ của trần thạch cao nổi và chìm; mà còn làm kéo dài thời gian thi công.

Do đó, để đảm bảo được vấn đề này, trước khi tiến hành đi khung xương người thợ thi công cần nghiên cứu kỹ lưỡng bản vẽ, đồng thời nắm rõ được bản vẽ mặt bằng thiết kế cơ điện của tổng thể không gian làm trần thạch cao nổi và chìm. Tuy nhiên, vì phải tránh nên sẽ tốn vật tư hơn.

Thông thường việc tránh vị trí lỗ đèn và thiết bị cơ điện thường được tiến hành theo 2 cách sau: 1- Tịnh tiến toàn bộ hệ xương trần trên mặt bằng, khoảng cách lẻ nằm ở phía ngoài; 2- Đi xương từ trái qua phải, nếu gặp đèn hoặc thiết bị điện thì co ngắn khẩu độ và tránh đèn.

Trần thạch cao chìm - hệ trần có kỹ thuật đi khung xương cầu kỳ nhất 02
Trần thạch cao chìm – hệ trần có kỹ thuật đi khung xương cầu kỳ nhất 02

Thứ hai là chỉ nên bắn tầm khi đã lắp đặt khung xương đầy đủ, đồng thời đã nghiệm thu. Sở dĩ vậy bởi nếu bắn tiến hành tấm thạch cao ngay sau khi vừa hoàn thành đi khung xương sẽ gây khó khăn cho việc kiểm tra lại độ chính xác chủng loại, khẩu độ, cao độ, số lượng xương…

Trong trường hợp xấu, nếu xảy ra nhầm lẫn khi đi khung xương chúng ta bắt buộc phải tháo tấm để sửa. Điều này làm kéo dài thời gian thi công, đồng thời gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Ngoài ra việc bắn tấm thạch cao ngay còn gây khó khăn cho việc xác định được các vị trí cần gia cố hay các vị trí cân chỉnh xương chưa đúng.

Nói cách khác việc bắn tấm sau khi đã kiểm tra, nghiệm thu khung xương là phương pháp giúp trần thạch cao nổi và chìm đạt được độ chắc chắn, và không bị cong võng. Mọi thắc mắc cần giải đáp thêm về kỹ thuật thi công trần thạch cao nổi và chìm các bạn hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 098.326.2016 (25/7) để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.

4/5 - (5 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kích thước tấm thạch cao trần thả 600×600, 600×1200 và giá bán

Tấm thạch cao thả hay thạch cao trần nổi là loại vật liệu xây dựng...

So sánh trần thạch cao và trần bê tông – Nên làm loại trần nào?

Trần nhà là một bộ phận quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và...

Có nên làm tường thạch cao phòng ngủ không? Đánh giá ưu nhược điểm

Phòng ngủ là khu vực nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày dài làm việc....

Thi công vách thạch cao: Báo giá, vật tư và các bước thi công

Vách thạch cao ngăn phòng là giải pháp làm vách ngăn phổ biến hiện nay....

Vách thạch cao cách âm, tiêu âm: Cấu tạo, ứng dụng và báo giá

Vách thạch cao cách âm là một hệ thống gồm nhiều lớp vật liệu khác...

Khoảng cách ty treo trần thạch cao bao nhiêu là phù hợp?

Trần thạch cao là loại vật liệu trang trí nội thất được sử dụng phổ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *