Các loại trần thạch cao phổ biến hiện nay và báo giá

Ngay nay, sử dụng các loại trần thạch cao trong thi công, thiết kế nhà cửa là xu hướng. Sở hữu tính ứng dụng cao, mẫu thiết kế đa dạng cùng quá trình thi công linh hoạt, trần thạch cao trở thành sự lựa chọn của rất nhiều hộ gia đình.

Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao là hệ trần cấu tạo từ những tấm thạch cao được cố định bằng một khung xương vững chắc, liên kết với kết cấu chính của tầng trên. Trần thạch cao còn được gọi với cái tên khác là trần giả – lớp trần thứ hai nằm ngay bên dưới trần nhà nguyên thủy.

Hình ảnh trần thạch cao
Hình ảnh trần thạch cao

Kết cấu của trần thạch cao

Kết cấu của trần thạch cao tương đối đơn giản, bao gồm 04 lớp vật liệu là:

  • Khung xương thạch cao: Công dụng chính của khung xương thạch cao là làm khung trụ, chỗ bám để treo các tấm thạch cao, giúp gia cố, tăng khả năng chịu lực cũng như kéo dài tuổi thọ cho toàn công trình.
  • Tấm trần thạch cao: Tấm trần thạch cao phụ trách nhiệm vụ tạo mặt phẳng cho trần. Các tấm này được liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua một số vít chuyên dụng.
  • Lớp sơn bả: Lớp sơn bả của trần thạch cao giúp tạo độ nhẵn mịn và đều màu cho bề mặt trần.
  • Các vật tư liên quan khác.như: đinh bê tông, vít nở, ty ren, dao, đá mài, v.v.
Trần thạch cao có kết cấu bao gồm 4 lớp
Trần thạch cao có kết cấu bao gồm 4 lớp

Các loại trần thạch cao hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều loại trần nhà thạch cao khác nhau. Có thể phân loại dựa trên tính năng, phong cách thiết kế và cấu tạo.

Phân loại theo tính năng

Dưới đây là một số phân loại trần thạch cao dựa trên các tính năng cụ thể:

Trần thạch cao cách âm

So với trần thạch cao truyền thống, trần thạch cao cách âm sở hữu khả năng cách âm gấp tới 1.5 lần. Về cấu tạo, trần cách âm cơ bản bao gồm khung xương, bông thủy tinh và tấm thạch cao. Theo đó, đặc tính cách âm của trần còn dựa trên một số yếu tố khác là lớp giấy giảm âm Glass Matt cùng sự bao bọc chặt chẽ của bông thủy tinh, tạo nên cơ thế họa động vô cùng hiệu quả.

Trần thạch cao cho hiệu quả cách âm gấp 1.5 lần trần nhà truyền thống
Trần thạch cao cho hiệu quả cách âm gấp 1.5 lần trần nhà truyền thống

Trần thạch cao chống cháy

Trần thạch cao chống cháy được cấu tạo bởi bột thạch cao trộn với thủy tinh. Sự kết hợp giữa hai vật liệu này góp phần giảm thiểu tình trạng dẫn nhiệt. Bởi vậy, trần thạch cao không hấp thụ sức nóng và đồng thời cũng hạn chế việc thoát nhiệt ra ngoài. Nhờ kết cấu tuyệt vời, trần thạch cao chống cháy được xem như giải pháp phòng ngừa hỏa hoạn tuyệt vời với sức chịu lửa lên tới 2 đến 3 giờ đồng hồ. Do đó, ngăn lửa lan ra và tạo thêm thời gian cho các gia đình có thể tìm lối thoát khi xảy ra hỏa hoạn.

Trần thạch cao chống ẩm

Trần thạch cao chống ẩm là loại trần thạch cao được thiết kế đặc biệt để chống nấm mốc, ẩm ướt và độ ẩm cao trong các môi trường có điều kiện thời tiết ẩm ướt hoặc các khu vực có độ ẩm cao như phòng tắm, bếp, hồ bơi, phòng xông hơi, nhà hàng, và các khu vực khác có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có môi trường ẩm ướt.

Trần thạch cao chống ẩm được thiết kế với 1 lớp sơn chống thấm bao phủ phía ngoài, 2 lớp vải thủy tinh ở mặt trước và mặt sau cùng 1 lớp lõi chống thấm. Nhờ cấu tạo này, khả năng chống ẩm của trần thạch cao được đánh giá gần như là hoàn hảo.

Khả năng chống ẩm của trần thạch cao được đánh giá là gần như hoàn hảo
Loại trần nhà thạch cao chống ấm

Trần thạch cao chịu nước

Trần thạch cao chịu nước được tạo nên bởi hỗn hợp xi măng trộn với sợi Cellulose hay sợi gỗ. Trên thực tế, trần thạch cao chịu nước có cấu tạo tương đồng so với trần thạch cao thông thường. Sản phẩm hiện đang được ứng dụng phổ biến ở các công trình nhà ở dân dụng.

Phân loại theo kiểu dáng

Dựa trên phong cách thiết kế, trần thạch cao lại được chia thành 3 loại.

Trần thạch cao cổ điển

Trần thạch cao cổ điển là loại trần được trạng trí bởi các họa tiết cầu kỳ. Hệ trần này mang đậm phong cách quý tộc, hoàng gia và thường được kết hợp với phụ kiện đèn chùm treo.

Họa tiết của trần thạch cao cổ điển rất cầu kỳ
Các loại trần thạch cao cổ điển có thiết kế cầu kỳ

Trần thạch cao tân cổ điển

Trần thạch cao tân cổ điển là hệ trần sở hữu thiết kế giao thoa linh hoạt giữa phong cách cổ điển và phong cách hiện đại. Ở trần thạch cao tân cổ điển, đèn chùm vẫn được xem như một “ứng viên” kết đôi hoàn hảo. Tuy nhiên, phong cách của phụ kiện có thể đơn giản, nhẹ nhàng hơn.

Trần thạch cao hiện đại

Cuối cùng, trần thạch cao hiện đại là kiểu trần tân tiến, được đánh giá cao nhất về tính đa dạng và linh hoạt, thích hợp sử dụng trong nhiều loại công trình kiến trúc khác nhau. Gia chủ có thể thỏa sức sáng tạo trần theo sở thích của bản thân mà không bị gò bó trong những tiêu chuẩn cứng nhắc, giúp tạo nên nét cá tính riêng biệt cho tổ ẩm của bạn.

Trần thạch cao hiện đại được đánh giá cao về tính đa dạng trong mẫu mã
Trần thạch cao hiện đại được đánh giá cao về tính đa dạng trong mẫu mã

Phân loại theo cấu tạo

Theo cấu tạo, trần thạch cao được phân làm 2 loại là trần nổi và trần chìm.

Trần thạch cao nổi

Trần thạch cao nổi là loại trần mà sau khi hoàn thiện, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy một phần khung xương của trần. Đặc trưng khi thi công trần thạch cao nổi đến từ việc người thợ sẽ tiến hành định hình khung xương trước; sau đó mới thả các tấm thạch cao vào đúng vị trí đã định trên khung. Việc thi công hệ trần này tương đối nhanh chóng, đơn giản, giúp tiết kiệm tối đa chi phí thuê nhân công.

Không chỉ vậy, việc lắp đặt trần thạch cao dạng nổi cũng tạo điều kiện thuận tiện để tháo lắp, sửa chữa trần và mạng lưới dây điện trong trường hợp xảy ra vấn đề về sau. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ của trần lại không được đánh giá cao.

Trần thạch cao nổi phù hợp cho các không gian rộng lớn
Trần thạch cao nổi phù hợp cho các không gian rộng lớn

Trần thạch cao chìm

Khác với trần thạch cao nổi, trần thạch cao chìm lại sở hữu giá trị thẩm mỹ vượt trội. Khung xương của trần được giấu hoàn hảo bên trong những tấm thạch cao, đem đến một lớp trần phẳng, mịn gần như tuyệt đối. Vì vậy, kiểu trần này rất được ưa chuộng trong thiết kế nhà ở hay những công trình đòi hỏi tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra hỏng hóc và cần sửa chữa, gia chủ sẽ phải tiến hành tháo dỡ toàn bộ trần.

Trần thạch cao chìm gồm có 2 loại chính: trần phẳng và trần giật cấp.

  • Trần phẳng là kiểu trần nhà có khung xương chìm, bề mặt tấm thạch cao trần nằm trên một mặt phẳng, các đường nét đơn giản, ít họa tiết và hoa văn. Từ đó tạo nên vẻ đẹp đơn giản nhẹ nhàng, đem đến sự đơn giản trong thiết kế trần.
  • Trần giật cấp là kiểu trần nhà được thi công theo nhiều bậc khác nhau, mỗi bậc là 1 mặt phẳng riêng. Từ đó, tạo tính thẩm mỹ nghệ thuật. mang đến điểm nhấn cho không gian thi công.
Trần thạch cao chìm có thiết kế thẩm mỹ
Trần thạch cao chìm có thiết kế thẩm mỹ

Tại sao nên làm trần thạch cao?

Các loại trần thạch cao hiện nay được đông đảo khách hàng ưa chuộng nhờ những lý do như sau:

  • Tấm trần thạch cao có bề mặt phẳng mịn. Khi được sử dụng trong thi công nội thất, trần sẽ giúp không gian trở nên thông thoáng và hài hòa hơn.
  • Độ cứng của trần thạch cao tương đối tốt. Vì vậy, trần thường được áp dụng để làm trần nhà hay vật liệu ốp cho những khu vực bị cong vênh.
  • Trọng lượng của trần thạch cao khá nhẹ, giúp dễ dàng lắp đặt và vận chuyển.
  • Trong trần thạch cao không chứa các hóa chất hay chất gây tổn hại sức khỏe con người. Hệ trần này cũng đặc biệt thân thiện với môi trường.
  • Trần thạch cao sở hữu tính ứng dụng cao, có thể sử dụng cho cả phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp, văn phòng, trường học, nhà xưởng,…
  • Khả năng cách nhiệt và cách âm của trần thạch cao rất tốt.
  • Trần thạch cao có độ mềm dẻo nhất định, đảm bảo không xảy ra tình trạng nứt gãy nếu sử dụng trong thời gian dài.
Trần thạch cao sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội
Trần thạch cao sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội

Giá trần thạch cao hiện nay

Giá trần thạch cao hiện nay

Hiện nay, giá cả của trần thạch cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khung xương, chủng loại tấm, chất lượng vật tư,… với mức giá dao động từ 100.000 đến 200.000 VNĐ/mét vuông.

Tùy vào mỗi công trình, bản vẽ và điều kiện thi công, chi phí của trần thạch cao sẽ có sự khác biệt. Cụ thể, bạn có thể tham khảo bảng giá thi công trần thạch cao mới nhất dưới đây.

BẢNG BÁO GIÁ TRÀN THẠCH CAO
LOẠI TRẦN VẬT LIỆU ĐƠN GIÁ BẢO HÀNH
Trên 200 mết vuộng 100 đến 200 mét vuông 50 đến 100 mét vuông
TRẦN THẢ THƯỜNG Sử dụng khung xương Hà Nội, tấm thả thạch cao 600×600, bề mặt phủ nhựa 125.000 đ 130.000 đ 140000 05 năm
Sử dụng khung xương Vĩnh Tường, tấm thả thạch cao 600×600, bề mặt phủ nhựa 130.000 đ 140.000 đ 150000 08 năm
TRẦN THẢ CHỊU NƯỚC Sử dụng khung xương Hà Nội, tấm thả thạch cao 600×600, bề mặt phủ nhựa, dày 3.2mm 145.000 đ 150.000 đ 165000 05 năm
Sử dụng khung xương Vĩnh Tường, tấm thả thạch cao 600×600, bề mặt phủ nhựa, dày 3.2mm 150.000 đ 155.000 đ 170000 08 năm
TRẦN THẢ NHỰA Sử dụng khung xương Hà Nội, tấm thả nhựa 600×600, dày 7mm 155.000 đ 160.000 đ 170000 05 năm
Sử dụng khung xương Vĩnh Tường, tấm thả nhựa 600×600, dày 7mm 160.000 đ 165.000 đ 180000 08 năm
TRẦN THẢ CHÌM PHẲNG Sử dụng khung xương Hà Nội, tấm thạch cao tiêu chuẩn Gyproc 9mm 135.000 đ 140.000 đ 145000 05 năm
Sử dụng khung xương Vĩnh Tường, tấm thạch cao tiêu chuẩn Gyproc 9mm 145.000 đ 150.000 đ 155000 08 năm
TRẦN CHÌM GIẬT 2-3 CẤP Sử dụng khung xương Hà Nội, tấm thạch cao tiêu chuẩn Gyproc 9mm 140.000 đ 145.000 đ 150000 05 năm
Sử dụng khung xương Vĩnh Tường, tấm thạch cao tiêu chuẩn Gyproc 9mm 150.000 đ 155.000 đ 160000 08 năm
TRẦN CHÌM SIÊU CHỐNG NỒM ẨM Sử dụng khung xương Hà Nội, tấm thạch cao chịu ấm Gyproc 9mm 155.000 đ 160.000 đ 165000 05 năm
Sử dụng khung xương Vĩnh Tường,tấm thạch cao chịu ẩm Gyproc 9mm 170.000 đ 175.000 đ 180000 08 năm
TRẦN CHÌM CHỊU NƯỚC Sử dụng khung xương Hà Nội, tấm UCO dày 4mm 170.000 đ 175.000 đ 180000 05 năm
Sử dụng khung xương Vĩnh Tường tấm UCO dày 4mm 180.000 đ 185.000 đ 190000 08 năm

Lưu ý:

  • Bảng giá trên được áp dụng thi công trong nội thành Hà Nội.
  • Đơn giá là đơn giá thi công phần thô, chưa bao gồm xử lý mối nối.
  • Đơn giá chưa bao gồm 10% VAT.
  • Khối lượng khi thanh toán theo hợp đồng sẽ tính theo mét vuông đo thực tế.
  • Sơn bả sẽ cộng thêm từ 50.000 đến 70.000 VNĐ tùy loại sơn.

Kinh nghiệm làm trần thạch cao

Qua nhiều công trình thi công trần thạch cao, tranthachcaoaz.com chia sẻ tới bạn những kinh nghiệm làm trần thạch cao được đúc như sau:

  • Cần tham khảo mẫu trần thạch cao phù hợp: Bạn cần tham khảo về mẫu mã và chất lượng của trần thạch cao. Điều này giúp khi thi công, trần thạch cao sẽ phù hợp với không gian thi công và nhu cầu sử dụng của bạn. VD: chống ồn, chống ẩm hay chống cháy, v.v.
  • Nên sử dụng đồng bộ vật tư chính hãng: Giúp đảm bảo an toàn, độ bền cũng như chất lượng của toàn bộ công trình
  • Tìm hiểu thông tin kỹ thuật: Giúp bạn đảm bảo chất lượng của trần thạch cao khi thi công cũng như trong quá trình sử dụng
  • Tìm hiểu và lựa chọn đơn vị thi công: Điều này khá là quan trọng vì ảnh hưởng tới chất lượng cũng như thi công. Với một đơn vị thi công tốt sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian hoàn thiện công trình

Các lưu ý khi làm trần thạch cao

Mặc dù sở hữu hàng loạt ưu điểm tuyệt vời, vậy nhưng để đảm bảo độ bền tối đa cho trần thạch cao, trong quá trình thi công, gia chủ không thể bỏ qua những vấn đề dưới đây:

  • Trước khi tiến hành lắp đặt trần thạch cao, hãy tiến hành kiểm tra mái tôn và mái ngói, đảm bảo không có lỗ rò. Đặc biệt với mái ngói, khi có mưa hoặc gió lớn tạt vào các khe hở có thể khiến nước thấm xuống trần, gây ố vàng mất thẩm mỹ.
  • Ở những khu vực trần thạch cao bị ố vàng, cần phải chà, trét mastic và sơn lại.
Trước khi thi công trần thạch cao, gia chủ hãy kiểm tra kỹ càng lớp mái bên trên
Trước khi thi công trần thạch cao, gia chủ hãy kiểm tra kỹ càng lớp mái bên trên

Tổng kết

Với những thông tin trong bài viết trên đây, tranthachcaoaz.com hy vọng rằng bạn đọc sẽ có một trải nghiệm tốt cũng như thu thập được nhiều thông tin bổ ích về các loại trần thạch caoNếu đang băn khoăn chưa biết liệu loại trần bản thân lựa chọn đã phù hợp với nội thất căn nhà hay chưa, hãy liên hệ ngay tới số hotline 098 326 2016 để được đội ngũ nhân viên của tranthachcaoaz.com tư vấn nhé!

Rate this post

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kích thước tấm thạch cao trần thả 600×600, 600×1200 và giá bán

Tấm thạch cao thả hay thạch cao trần nổi là loại vật liệu xây dựng...

So sánh trần thạch cao và trần bê tông – Nên làm loại trần nào?

Trần nhà là một bộ phận quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và...

Có nên làm tường thạch cao phòng ngủ không? Đánh giá ưu nhược điểm

Phòng ngủ là khu vực nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày dài làm việc....

Thi công vách thạch cao: Báo giá, vật tư và các bước thi công

Vách thạch cao ngăn phòng là giải pháp làm vách ngăn phổ biến hiện nay....

Vách thạch cao cách âm, tiêu âm: Cấu tạo, ứng dụng và báo giá

Vách thạch cao cách âm là một hệ thống gồm nhiều lớp vật liệu khác...

Khoảng cách ty treo trần thạch cao bao nhiêu là phù hợp?

Trần thạch cao là loại vật liệu trang trí nội thất được sử dụng phổ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *