Các lỗi phổ biến khi thi công trần thạch cao

Nguyên vật liệu được sử dụng nhiều nhất hiện nay phải nói tới trần thạch cao. Không chỉ nổi tiếng bền đẹp mà trần thạch cao còn dễ dàng thi công, tiết kiệm chi phí và tính ứng dụng rất cao.

Tuy nhiên trong khi tiến hành thi công trần thạch cao các đơn vị thi công thường hay xảy ra sơ xuất và sẽ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như tiến độ của trần thạch cao. Có một số gia đình, sau khi gọi đơn vị thi công đến, nhưng đến khi làm xong thì trần thạch cao của gia đình mình lại không được đẹp như ý muốn hoặc có thể mắc một số lỗi mà gia chủ không ngờ tới. Tính thẩm mỹ của trần thạch cao cũng phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của người thợ.

1

Trong quá trình thi công tại các mối nối, trần thạch cao dễ bị có các gợn sóng mà nó không được kín khít. Gợn này chỉ khoảng 2mm mắt thường khó nhận biết, nhưng nếu ở những nơi ánh sáng chiếu trực tiếp thì vệt này có thể dễ dàng nhận ra.

Sau khi thi công xong, trần thạch cao cũng có thể bị nứt ở các mối nối. Việc này xảy ra có thể do tấm thạch cao có hiện tượng co giãn với nhiệt độ , độ ẩm theo mùa hoặc dùng những tấm thạch cao không đủ tiêu chuẩn.

Trần thạch cao cũng có thể bị cong vênh tại mặt dựng và đường biên của trần giật cấp. Lỗi này phần lớn là do đơn vị thi không không đủ kinh nghiệm và độ chuyên nghiệp để thi công.

Hoặc trong quá trình thi công, trần thạch cao có thể bị võng xuống. Nguyên nhân là do các khung không đủ khả năng chịu lực cũng như không đủ chất lượng. Hoặc việc sử dụng tấm thạch cao không phù hợp với công năng sử dụng, ở những nơi môi trường nhiệt độ không đảm bảo hoặc những nơi ẩm ướt thì trần thạch cao sẽ không đủ độ bền đẹp và dễ dàng bị hỏng.

5

Lỗi lớn nhật khi tiến hành thi công trần thạch cao là nó có thể bị sập. Đây là việc sắc xuất, rất khó có thể xảy ra nhưng trong một số trường hợp nó vẫn gây tổn hại rất nhiều cho công trần. Nguyên nhân chính là do đơn vị thi công sử dụng các hệ khung trần và phụ kiện đi kèm như: ty treo, bu long, ốc vít, bát liên kết… không đủ chất lượng, dễ bị rỉ sét theo thời gian nên khả năng chịu lực của trần sẽ bị kém đi. Bên cạnh đó cũng có những thiết kế thiếu tính toán ở những khu vực chịu tải cao cho trần thạch cao như gió, hệ thống điện lạnh… cũng ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của trần.

Từ những lỗi cơ bản trên, nếu bạn muốn khắc phục hãy chọn cho mình một đơn vị thi công chuyên nghiệp, uy tín, thiết kế rõ ràng, sản phẩm chất lượng cao thì trần thạch cao sẽ là một lựa chọn tối ưu cho gia đình của bạn.

Rate this post

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kích thước tấm thạch cao trần thả 600×600, 600×1200 và giá bán

Tấm thạch cao thả hay thạch cao trần nổi là loại vật liệu xây dựng...

So sánh trần thạch cao và trần bê tông – Nên làm loại trần nào?

Trần nhà là một bộ phận quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và...

Có nên làm tường thạch cao phòng ngủ không? Đánh giá ưu nhược điểm

Phòng ngủ là khu vực nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày dài làm việc....

Thi công vách thạch cao: Báo giá, vật tư và các bước thi công

Vách thạch cao ngăn phòng là giải pháp làm vách ngăn phổ biến hiện nay....

Vách thạch cao cách âm, tiêu âm: Cấu tạo, ứng dụng và báo giá

Vách thạch cao cách âm là một hệ thống gồm nhiều lớp vật liệu khác...

Khoảng cách ty treo trần thạch cao bao nhiêu là phù hợp?

Trần thạch cao là loại vật liệu trang trí nội thất được sử dụng phổ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *