Hướng dẫn thi công trần thạch cao khung chìm đúng “chuẩn”

Nhờ có ưu thế nổi trội về tính thẩm mỹ, trần thạch cao khung chìm được ứng dụng rất nhiều trong thiết kế nhà ở. Nếu gia đình bạn đang muốn thay đổi không gian sống bằng kiểu trần này, với những công đoạn cụ thể, chi tiết nhất, Trần thạch cao AZ hy vọng sẽ giúp bạn có được những kiến thức cơ bản để trở thành một người giám sát “chính hiệu”. Hoặc, bạn còn có thể tự tay tạo nên 1 không gian sống mới, hiện đại, cá tính.

Trần thạch cao khung chìm gồm 2 dạng là trần giật cấp và trần phẳng. Trong xây dựng, trần thạch cao chìm được sử dụng như một bộ phận có “trách nhiệm” che khiếm khuyết, cách âm, cách nhiệt, trang trí nội thất và ngoại thất. Sau khi công trình hoàn thiện, hệ thống khung trần trìm này sẽ được “bao bọc” thêm bởi một tấm thạch cao bên ngoài.

Hướng dẫn thi công trần thạch cao khung chìm đúng "chuẩn" 01
Hướng dẫn thi công trần thạch cao khung chìm đúng “chuẩn” 01

Cụ thể, quy trình thi công trần thạch cao khung chìm đúng “chuẩn” gồm:

  1. Kiểm tra mặt bằng. Công đoạn này cần đặc biệt coi trọng đối với nhà mái tôn và nhà mái ngói. Bởi, việc kiểm tra mặt bằng trước khi thi công không những giúp đẩy nhanh tốc độ, việc làm này còn góp phần đảm bảo độ bền cho trần thạch cao, giúp kiểu trần này tránh được một số lỗi thường gặp. Trong đó, nổi cộm nhất là sự cố trần thạch cao bị ố vàng do gặp nước nếu trần bị dột, hoặc tránh được sự “xâm hại” của những động vật như chuột, gián…
  2. Xác định độ cao trần, lấy cốt chuẩn. Thông thường nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm sàn.
  3. Cố đinh thanh viền tường bằng búa đinh hoặc khoan và định khoảng lỗ định chốt không quá 30cm
  4. Phân chia lưới thanh xương cá. Công đoạn này được tiến hành dựa trên việc xác định khoảng cách phù hợp với các điểm ty treo. Trong đó, khoảng cách tối đa giữa các ty treo thường là 90cm đến 1.1m
  5. Liên kết thanh xương cá (thanh chính) với các ty ren của điểm treo để tạo khung dọc. Khoảng cách tối đa giữa các khung dọc là 80cm đến  1m. Nếu vượt quá mức này, trần thạch cao sẽ bị võng.
  6. Liên kết thanh ngang với các thanh dọc. Cụ thể, tuần tự cách 12 cá của thanh xương cá ta sập 1 u gai. Khi sập u gai xong tiến hàng căn chỉnh cho phẳng trần. Khoảng cách tối đa của những xương u phụ nên ở khoảng 40cm. Một công thức quan trọng trong quá trình này là một u phụ đủ 5 con ốc.
  7. Lấy mặt phẳng dàn khung, và bắt tấm vào thanh ngang bằng đinh vít. Yêu cầu ở công đoạn này là các mũ vít phải chìm vào mặt tấm
  8. Hoàn thiện các mối nối tấm và làm phẳng
Hướng dẫn thi công trần thạch cao khung chìm đúng "chuẩn" 02
Hướng dẫn thi công trần thạch cao khung chìm đúng “chuẩn” 02

Với đội ngũ thi công chuyên nghiệp, thời gian thi công nhanh gọn, cùng mẫu mã đa dạng, Trần thạch cao AZ đang ngày càng được chiếm được lòng tin của nhiều đơn vị, và người dùng trên cả nước. Chúng tôi tự tin sẽ mang lại không gian sống tuyệt vời nhất cho tất cả khách hàng. Hãy liên hệ ngay tới hotline 098.326.2016 (25/7) để nhận được sự tư vấn nhiệt tình nhất.

4/5 - (3 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kích thước tấm thạch cao trần thả 600×600, 600×1200 và giá bán

Tấm thạch cao thả hay thạch cao trần nổi là loại vật liệu xây dựng...

So sánh trần thạch cao và trần bê tông – Nên làm loại trần nào?

Trần nhà là một bộ phận quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và...

Có nên làm tường thạch cao phòng ngủ không? Đánh giá ưu nhược điểm

Phòng ngủ là khu vực nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày dài làm việc....

Thi công vách thạch cao: Báo giá, vật tư và các bước thi công

Vách thạch cao ngăn phòng là giải pháp làm vách ngăn phổ biến hiện nay....

Vách thạch cao cách âm, tiêu âm: Cấu tạo, ứng dụng và báo giá

Vách thạch cao cách âm là một hệ thống gồm nhiều lớp vật liệu khác...

Khoảng cách ty treo trần thạch cao bao nhiêu là phù hợp?

Trần thạch cao là loại vật liệu trang trí nội thất được sử dụng phổ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *