Kỹ thuật thi công trần thạch cao chìm: Lời khuyên của chuyên gia

Nhờ tính thẩm mỹ vượt trội hơn hẳn nên so với trần thạch cao nổi, trần thạch cao chìm được sử dụng phổ biến hơn. Vậy làm sao để việc thi công kiểu trần thạch cao này đạt được hiệu quả tối đa? Hãy cùng AZ ghi nhớ những công đoạn kỹ thuật quan trọng nhất khi thi công theo lời khuyên của các chuyên gia.

Như chúng ta đã biết các công đoạn chính của kỹ thuật thi công trần thạch cao chìm là:

  • Đi khung xương trần thạch cao
  • Bắn tấm trần thạch cao
  • Sơn bả matit hoàn thiện
Kỹ thuật thi công trần thạch cao chìm: Lời khuyên của chuyên gia - 01
Kỹ thuật thi công trần thạch cao chìm: Lời khuyên của chuyên gia – 01

Tuy nhiên, để đi được tới bước hoàn thiện cuối cùng, trước hết, vấn đề đầu tiên bạn cần lưu ý là khảo sát thật kỹ nền trần cũ, đảm bảo tuyệt đối nền trần cũ không bị dột. Sở dĩ vậy bởi trừ loại trần thạch cao chuyên dụng, thì hầu hết các loại trần thạch cao khác đều kỵ nước.

Việc này cần được đặc biệt coi trọng khi tiến hành làm trần thạch cao chìm cho nhà mái tốn hoặc nhà mái ngói. Cụ thể, khi trần nhà nguyên thủy bị dột, dưới tác động của nước, bề mặt trần thạch cao sẽ xuất hiện những vết ố vàng rất mất thẩm mỹ.

Kỹ thuật thi công trần thạch cao chìm: Lời khuyên của chuyên gia - 02
Kỹ thuật thi công trần thạch cao chìm: Lời khuyên của chuyên gia – 02

Vấn đề thứ hai cần được đặc biệt lưu tâm của kỹ thuật thi công trần thạch cao chìm là lấy cốt chuẩn. Bởi nếu không xác định đúng chiều cao của nhà, dẫn đến tính toán sai độ dày của trần thạch cao sẽ khiến ngôi nhà của bạn bị mất cân đối.

Hay nói cách khác đây được coi là bước tiền đề quan trọng, quyết định trực tiếp đến tính thẩm mỹ của trần thạch cao. Trong thi công trần thạch cao chìm, các vật dụng thường dùng để đảm bảo lấy cốt chuẩn gồm: ty ô, ống nước nivo, hoặc máy lấy cốt.

Công đoạn cuối cùng cần được đảm bảo tuyệt đối về mặt kỹ thuật thi công để trần thạch cao chìm có được độ bền cao nhất là công đoạn liên kết thanh u gai và thanh xương cá.

Kỹ thuật thi công trần thạch cao chìm: Lời khuyên của chuyên gia - 03
Kỹ thuật thi công trần thạch cao chìm: Lời khuyên của chuyên gia – 03

Sở dĩ vậy, vì nếu việc liên kết kết giữa 2 loại thanh này không đảm bảo được yêu cầu thì bề mặt trần thạch cao sau khi hoàn thiện sẽ dễ bị cong võng. Do đó việc liên kết giữa thanh u gai với thanh xương cá cần được đảm bảo: các mép của thanh ngang được gài vào cá của thanh chính có khoảng cách khoảng 40cm (cụ thể cách 12 xương cá của thanh chính ta sập 1 u gai).

Quy trình làm việc bài bản, vật tư chất lượng, đội ngũ thợ kỹ thuật tay nghề cao, Trần thạch cao AZ cam kết mang lại những công trình trần thạch cao đảm bảo tính thẩm mỹ, độ bền cao nhất cho khách hàng. Liên hệ ngay tới đường dây nóng (25/7) 098.326.2016 để nhận được sự tư vấn nhiệt tình, và tận hưởng những ưu đãi tuyệt vời nhất.

Rate this post

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trần thạch cao là gì? Cấu tạo, ưu nhược điểm và mức độ an toàn

Trần thạch cao là loại vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến trong...

Làm trần thạch cao khu vực Hoài Đức đơn vị nào chuyên nghiệp, giá tốt?

Nếu khách hàng đang tìm kiếm địa chỉ làm trần thạch cao khu vực Hoài...

99+ Mẫu trần thạch cao phẳng đẹp hiện đại và báo giá thi công

Nhu cầu làm đẹp cho ngôi nhà ngày càng lớn. Không chỉ đẹp từ nội...

Nhận thi công trần thạch cao chung cư đẹp, giá rẻ tại Hà Nội

Công ty trần thạch cao AZ chuyên nhận thi công trần thạch cao chung cư...

3 nguyên tắc thiết kế trần thạch cao phòng khách nhà ống đẹp 2020

Nhà ống, nhà phố hiện là kiểu “nhà mặt đất” được sử dụng phổ biến...

Tư vấn xu hướng làm trần thạch cao phòng khách đẹp 2024

Xu hướng thiết kế trần thạch cao phòng khách đẹp mỗi năm mỗi khác. Nếu...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *