Trước sự tăng cao về nhu cầu sử dụng, các loại trần thạch cao cũng được nâng cao về cả chất lượng và số lượng. Trong phạm vi bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật thông tin về 3 loại trần thạch cao cao cấp nhất hiện nay.
Trần thạch cao chống cháy
Xét về cấu tạo, trần thạch cao chống cháy được làm từ bột thạch cao, trộn với thủy tinh. Nhờ đó, kiểu trần này còn có khả năng “chịu đựng” lửa trực tiếp tương đối cao cao. Tùy vào việc lắp đặt, trần thạch cao chống cháy có thể “chịu đựng” được lửa trong 2 giờ đồng hồ. Thậm chí, với giấy bao thạch cao, khả năng chịu lửa còn lên tới 3 giờ đồng hồ.

Không những thế, sự kết hợp với thủy tinh là lý do chính giúp làm giảm tỷ lệ dẫn nhiệt nên kiểu trần này không hấp thụ độ nóng, đồng thời, không làm thất thoát nhiệt ra ngoài. Nếu kết hợp thêm với vách thạch cao hệ thông trần thạch cao này làm giảm tới 8 độ C so với bên ngoài.
Dựa trên đặc tính này, việc sử dụng trần thạch cao chống cháy góp phần giảm năng lượng tiêu thụ của hệ thống điều hòa, cũng như hệ thống máy sưởi. Nói cách khác, chỉ với loại vật liệu này, bạn vừa có thể tạo không gian sống thoải mái, tiện ích, vừa tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ, đồng thời còn giúp bảo vệ tài sản, sự an toàn của gia đình bạn trước mọi sự cố.
Trần thạch cao cách âm
Về cấu tạo, trần thạch cao cách âm được hợp thành từ lớp giấy giảm âm Glass Matt, có cấu trúc dạng lỗ hổng tròn; cộng với lớp bông thủy tinh phủ bên ngoài có tính kín khít cao. Cơ chế hoạt động của sản phẩm này là ngăn chặn đường đi của âm thanh và giảm âm lượng của tiếng ồn.

Dựa trên đặc điểm cấu tạo đó, kiểu trần này có khả năng cách âm tốt hơn gấp 1,5 lần so với các kiểu trần truyền thống có cùng độ dày.
Trước tình trạng “ô nhiễm tiếng ồn” đang ở mức báo động như hiện nay, lựa chọn trần thạch cao cách âm đồng nghĩa với việc giúp bảo vệ sự bình yên của gia đình bạn. Nói cách khác, việc sử dụng trần thạch cao giúp không gian sống của gia đình bạn trở nên thư thái, thoải mái, đồng thời, đảm bảo tính riêng tư ở mức độ cao nhất.
Trần thạch cao chịu ẩm – chịu nước
Về cấu tạo, bề mặt của tấm thạch cao chống ẩm được phủ một lớp sơn chống thấm, tiếp đến là 2 lớp vải thủy tinh ở mặt trước và mặt sau, đặc biệt do phần lõi có kết cấu chống thấm tối ưu, nên kiểu trần này có khả năng chống ẩm gần như hoàn hảo.

Nhờ khả năng “ngăn cản” sự di chuyển của độ âm, nên loại trần thạch cao này gần như không “sản sinh” ra nấm mốc. Do đó, trần thạch cao chống ẩm thường được lựa chọn khi thiết kế nhà tắm, bếp, kho chứa tài liệu….
Là điểm đến đáng tin cậy, chúng tôi cam kết những nguyên – vật liệu thi công đều là những sản phẩm chính hãng, với chế độ bảo hành lên đến 10 năm. Nếu bạn và gia đình đang muốn cải thiện nhu cầu sống hiện tại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 096-468-57-57 (25/7).
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thông thường các đơn vị thi công trần thạch cao Hà Nội rất ngại làm...
Giá trần thạch cao bao gồm giá thi công trần thô và giá sơn bả...
1 số gia đình sử dụng trần thạch cao sẽ gặp phải hiện tượng trần...
“Có nhiều người mách tôi nên làm trần thạch cao chống nóng. Nhưng tôi vẫn...
Nhà muốn đẹp, muốn sang thì phải làm trần thạch cao. Quan điểm này ngày...
Biết rằng làm trần thạch cao vừa đẹp, vừa rẻ lại hợp xu thế, nhưng...