Đặc điểm phân biệt trần thạch cao chìm và nổi dễ nhận biết

Khi nhắc đến trần thạch cao, trần thạch cao chìm và nổi chắc chắn là 2 cái tên tên chúng ta không thể bỏ qua. Vậy, đây là 2 loại trần như thế nào và sự khác biệt giữa chúng ra sao? Chi tiết về việc so sánh trần thạch cao nổi và chìm sẽ được tranthachcaoaz.com giải đáp ngay trong bài viết ngày hôm nay!

Trần thạch cao khung xương nổi là gì?

Với hàng loạt tính năng ưu việt cùng sự linh hoạt trong thẩm mỹ, trần thạch cao khung xương nổi hiện đang được xem như một xu hướng nổi bật được áp dụng phổ biến tại nhiều công trình như nhà ở, hội trường, văn phòng,… tại Việt Nam. Và dưới đây chính là khái niệm, cấu tạo, ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng cụ thể của hệ trần này:

Khái niệm

Trần thạch cao khung xương nổi (tên gọi khác: trần thạch cao thả) là hệ trần được thiết kế với một phần khung xương bị lộ ra ngoài. Trần được sử dụng chủ yếu để che đi các khuyết điểm của công trình như chi tiết kỹ thuật, đường dây điện, đường ống nước,… dưới mái ngói, mái tôn hay trần bê tông. Việc dùng trần thạch cao nổi sẽ mang tới vẻ đẹp thẩm mỹ cao hơn cho công trình.

Trần thạch cao nổi là hệ trần có một phần khung xương lộ ra ngoài
Trần thạch cao nổi là hệ trần có một phần khung xương lộ ra ngoài

Cấu tạo

Trần thạch cao khung xương nổi được thi công bằng phương pháp thả tấm thạch cao từ trên xuống dưới. Những tấm thạch cao này khi cắt ra có kích thước bằng khung định hình chữ L. Trong đó, thiết kế khung định hình chữ L có thể được làm từ nhôm hoặc kẽm. Nếu được làm từ nhôm sáng bóng, đơn vị thi công sẽ không cần phải dán chỉ trang trí bên dưới. Ngược lại, khung định hình chữ L bằng kẽm sẽ phải dán loại chỉ này.

Ưu điểm

Sở dĩ, trần thạch cao khung xương nổi đang được coi là xu hướng mới trong thi công, thiết kế công trình là do hệ trần sở hữu hàng loạt ưu điểm như sau:

  • Khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy, chống lan truyền khi hỏa hoạn,… hiệu quả.
  • Quá trình thi công nhanh chóng, lắp đặt dễ dàng, sửa chữa thuận lợi khi cần thiết.
  • Độ bền cao, khả năng chống chịu với các yếu tố ngoại cảnh tốt, ít xuất hiện tình trạng cong võng sau khi thi công hoặc sau một thời gian sử dụng; có thể lắp thêm quạt trần.
  • Giá thành rẻ, tính thẩm mỹ cao và có thể ứng dụng linh hoạt trong mọi phong cách thiết kế nội thất.
  • Thuận tiện cho việc lắp đặt hệ thống thông gió trên trần, đường dây hoặc các thiết bị khác.
Trần thạch cao nổi được đánh giá cao nhờ giá thành rẻ và quá trình lắp đặt nhanh chóng
Trần thạch cao nổi được đánh giá cao nhờ giá thành rẻ và quá trình lắp đặt nhanh chóng

Nhược điểm

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nói trên, trần thạch cao khung xương nổi vẫn còn tồn tại một số ít hạn chế như:

  • Mẫu mã kém đa dạng, chưa thực sự hấp dẫn.
  • Các tấm thạch cao có kích thước nhỏ, phổ biến là loại 60x60cm hoặc 60x120cm, tạo cảm giác chia vụn không gian, khiến không gian trở nên chật chội; phù hợp lắp đặt tại các công trình có diện tích lớn như văn phòng, nhà xưởng,…
  • Chưa được đánh giá cao về tính thẩm mỹ khi so sánh với hệ trần thạch cao chìm.

Ứng dụng

Với thiết kế đơn giản cùng quá trình thi công nhanh chóng, trần thạch cao khung xương nổi được áp dụng phổ biến tại các công trình yêu cầu tiến độ hoàn thiện nhanh, diện tích rộng rãi như xí nghiệp, nhà ga, văn phòng, bệnh viện, trường học,… Ngoài ra, một số địa điểm cần thường xuyên thực hiện sửa chữa đường ống nước, đường dây điện,… cũng có thể sử dụng hệ trần này.

Trần thạch cao nổi thích hợp sử dụng tại các công trình có diện tích lớn
Trần thạch cao nổi thích hợp sử dụng tại các công trình có diện tích lớn

Trần thạch cao khung xương chìm là gì?

Sau khi đã nắm được những thông tin cơ bản về hệ trần nổi, chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm hiểu về khái niệm, cấu tạo, ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng của trần thạch cao chìm trong phần tiếp theo:

Khái niệm

Trần thạch cao chìm là hệ trần có cấu tạo khung xương được ẩn giấu hoàn toàn trên những tấm thạch cao. Do đó, bạn sẽ không thể nhìn thấy khung xương sau khi trần hoàn thiện. Đặc điểm này cũng góp phần giúp tổng thể trần nhà trở nên sang trọng và lịch sự hơn.

Cấu tạo

Trần thạch cao chìm cấu tạo từ khung xương chính và các tấm thạch cao. Trong đó, khung xương được ghép bằng những khung định hình làm từ nhôm kẽm có hình chữ U. Các khung này kết nối với nhau và tạo thành một khung xương hoàn chỉnh. Sau đó, người thợ thi công sẽ treo ghép từng tấm thạch cao bên dưới khung với nhau.

Trần thạch cao chìm được cấu tạo từ khung xương và tấm thạch cao
Trần thạch cao chìm được cấu tạo từ khung xương và tấm thạch cao

Ưu điểm

Về ưu điểm, trần thạch cao khung xương chìm nhận được đông đảo sự yêu thích từ người tiêu dùng nhờ:

  • Tính thẩm mỹ cao, dễ dàng thiết kế và trang trí đa dạng hoa văn, họa tiết theo sở thích cá nhân.
  • Tạo cảm giác về một không gian thoáng đãng.
  • Trọng lượng nhẹ, an toàn đối với người sử dụng.
  • Khả năng cách nhiệt, cách âm,… vượt trội hơn trần thạch cao nổi.

Nhược điểm

Mặt khác, về nhược điểm, trần thạch cao chìm vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:

  • Chi phí thi công và lắp đặt tương đối cao.
  • Quá trình thi công tốn nhiều thời gian, công sức và đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ.
  • Việc sửa chữa hay kiểm tra mất nhiều công sức và thời gian vì sẽ phải tháo dỡ toàn bộ trần.
Chi phí thi công và lắp đặt trần thạch cao chìm vẫn còn tương đối cao
Chi phí thi công và lắp đặt trần thạch cao chìm vẫn còn tương đối cao

Ứng dụng

Trên thực tế, trần thạch cao chìm có thể được ứng dụng ở đa dạng công trình với cả không gian diện tích nhỏ và lớn (phòng khách nhà phố, quán cà phê, nhà hàng, khách sạn,…) mà vẫn đáp ứng hiệu quả những yêu cầu về tính thẩm mỹ, trang trí hay sử dụng.

Tổng kết

Như vậy, qua bài viết ngày hôm nay, tranthachcaoaz.com đã giúp bạn tổng hợp những đặc điểm phân biệt trần thạch cao chìm và nổi dễ nhận biết nhất. Hy vọng rằng loạt thông tin trong bài viết này sẽ có thể phần nào giúp bạn tìm ra hệ trần phù hợp nhất cho công trình của chính mình!

Rate this post

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kích thước tấm thạch cao trần thả 600×600, 600×1200 và giá bán

Tấm thạch cao thả hay thạch cao trần nổi là loại vật liệu xây dựng...

So sánh trần thạch cao và trần bê tông – Nên làm loại trần nào?

Trần nhà là một bộ phận quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và...

Có nên làm tường thạch cao phòng ngủ không? Đánh giá ưu nhược điểm

Phòng ngủ là khu vực nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày dài làm việc....

Thi công vách thạch cao: Báo giá, vật tư và các bước thi công

Vách thạch cao ngăn phòng là giải pháp làm vách ngăn phổ biến hiện nay....

Vách thạch cao cách âm, tiêu âm: Cấu tạo, ứng dụng và báo giá

Vách thạch cao cách âm là một hệ thống gồm nhiều lớp vật liệu khác...

Khoảng cách ty treo trần thạch cao bao nhiêu là phù hợp?

Trần thạch cao là loại vật liệu trang trí nội thất được sử dụng phổ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *