Cách thi công trần thạch cao chìm chuẩn xác cho nhà bền đẹp

Thi công trần thạch cao chìm là công việc đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm cao. Tuy nhiên, chỉ cần người thợ thi công cũng như bạn đọc nắm rõ quy cách và quy trình thi công cơ bản được tranthachcaoaz.com tổng hợp dưới đây thì việc lắp đặt trần vách thạch cao sẽ không còn quá khó!

Những vấn đề cần lưu ý trước khi thi công trần thạch cao khung chìm

Để có được một công trình trần thạch cao hoàn hảo và đẹp mắt nhất, khi tự làm trần thạch cao khung chìm, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Trước khi tiến hành làm trần thạch cao, để đảm bảo được kết cấu có thể chịu được những lực tác động lớn từ tấm thạch cao và hệ khung trần thì bạn nên tiến hành xem xét cải tạo không gian cũ
  • Việc đảm bảo môi trường từ bên ngoài là điều đầu tiên cần phải nhớ trước khi thi công trần thạch cao: đảm bảo môi trường phải luôn khô ráo, và công việc thi công trần thạch cao chỉ được bắt đầu sau khi công trình đã hoàn thiện phần cửa và cửa sổ chính vì vậy phải tạm thời đóng kín để đảm bảo không bị tác động trực tiếp thời tiết.
  • Cần được sắp xếp, che phủ và kê đỡ thích hợp trước khi tiến hành thi công hệ thống trần thạch cao cho các khung xương, tấm thạch cao và phụ kiện; tránh không được tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.
  • Để lập bản vẽ quy cách đóng trần thạch cao thì phải cần nắm rõ, tìm hiểu về bản vẽ thiết kế kỹ thuật, cũng như lập bản vẽ sao cho phù hợp, đúng với yêu cầu của khách hàng nhằm đảm bảo về tính chịu lực, chống cháy lan và tính thẩm mỹ của trần.
  • Hệ thống trần thạch cao có thể chịu được độ tải trọng treo theo khuyến cáo của từng hệ trần.
  • Nên cân nhắc nếu có vách thạch cao, thi công phải nhìn vào thực trạng để xem nên thi công trần thạch cao trước hay vách thạch cao trước.
Hình ảnh trần thạch cao sau khi hoàn thiện
Hình ảnh trần thạch cao sau khi hoàn thiện

Chuẩn bị vật tư thi công

Để thi công trần thạch cao cần lưu ý những vật tư thi công không thể thiếu cho hệ trần thạch cao khung chìm bao gồm:

Vật tư thi công trần thạch cao khu vực miền Nam

  • Khung xương chính và phụ (U gai).
  • Tấm thạch cao.
  • V góc.
  • Ty treo hoặc sử dụng V góc.
  • Vít tự khoan, đinh, băng keo lưới.
  • Tender, Take sắt 08mm.
  • Đồ nghề thi công thạch cao.

Vật tư thạch cao khu vực miền Bắc

  • Xương cá (xương chính).
  • U gai (xương phụ).
  • V góc.
  • Tấm thạch cao.
  • Đạn nở, Ecu, long đen.
  • Ty ren 06mm hoặc 08mm.
  • Tender, vít, đinh.

Quy trình thi công trần thạch cao chìm tiêu chuẩn

Cách làm trần thạch cao khung chìm gồm những bước nào? Sau đây là quy trình 9 bước cơ bản và chi tiết nhất khi thi công thạch cao chìm:

Bước 1 – Xác định độ cao trần

Đầu tiên, chúng ta cần đo đạc vị trí bằng cách:

  • Lấy dấu chiều cao trần bằng ống nivo hoặc bằng máy laser.
  • Đánh dấu vị trí và búng mực trên vách hay cột để xác định vị trí thanh viền tường.

Thông thường, ta nên vạch số cao độ trần ở mặt dưới tấm trần.

Bước 2 – Cố định thanh viền tường

Tiến hành cố định các thanh viền tường dựa vào những đánh dấu ở trong bước 01. Tùy thuộc vào từng loại vách, chúng ta sẽ có các cách làm trần thạch cao chìm khác nhau. Để cố định thanh viền tường vào tường nhà thì thông thường, người thợ sẽ sử dụng búa đóng đinh thép hoặc khoan.

Trên thực tế, không phải tường nào cũng giống nhau. Vậy nên cũng tùy theo loại tường, khoảng cách cố định cũng khác nhau nhưng không được vượt quá 30cm.

thi công trần thạch cao chìm
Thi công trần thạch cao chìm

Bước 3 – Xác định điểm treo ty

  • Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1000mm.
  • Khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 400mm.
  • Để khoan trực tiếp vào dàn bê tông, ta sử dụng khoan bê tông.
  • Liên kết bằng tacke đạn phi 08mm hoặc 10mm.
  • Ty Ren phi 08mm hoặc phi 10mm. Cắt tiren theo chiều dài phù hợp với cao độ trần. Lắp tiren vài tacke đạn rồi dùng búa đóng cột phụ kiện này vào lỗ đã khoan sẵn trên sàn bê tông.
biện pháp thi công trần thạch cao khung chìm
Biện pháp thi công trần thạch cao khung chìm

Bước 4 – Bố trí khung trần thạch cao

Trong bản vẽ cấu tạo hệ trần chìm, bố trí khung trần của thanh chính phải phù hợp với hướng bố trí của các điểm treo, khoảng cách của các thanh chính phải xếp theo đúng quy cách.

Tùy thuộc vào bề mặt của trần và dòng khung sử dụng mà khẩu độ xương chính được lắp đặt khác nhau với khoảng cách từ 800 đến 1200mm cho phù hợp. Xương chính được liên kết với ty của điểm treo tạo ra khung dọc Khoảng cách giữa các thanh dọc tối đa là 1000mm. Kiểm tra xem các thanh xương chính có vướng mắc, hay gây ảnh hưởng đến bộ phận khác hay không để còn có biện pháp xử lý.

Bước 5 – Lắp đặt thanh chính

  • Canh khoảng cách tối đa giữa các thanh chính sao cho phù hợp tùy theo từng loại thanh (dao động từ 80 đến 120cm, tiêu chuẩn là 100cm). Thanh chính được treo vào các ty treo đã được cố định theo đúng khoảng cách quy định.
  • Liên kết thanh phụ vào các thanh chính bằng ngàm có sẵn trên thanh chính.
  • Thanh chính và thanh phụ cần phải đóng cố định vào vách.

Bước 6 – Lắp đặt thanh phụ

  • Các thanh phụ sẽ được lắp gián tiếp hoặc trực tiếp. Cần chỉnh lại cho phẳng, đều nhau sau khi đã lắp xong.
  • Kiểm tra lại cao độ trần bằng ống Nivo hoặc máy laser chính xác theo đúng cao độ trần trong thiết kế đã được duyệt

Bước 7 – Lắp đặt tấm thạch cao

Kỹ thuật thi công trần thạch cao chìm đối với tấm thạch cao thứ nhất:

  • Kiểm tra độ nguyên vẹn của tấm thạch cao.
  • Tấm thạch cao cần được vít chặt, khoảng cách các vít tối đa là 02cm.
  • Khi lắp đặt phải tạo sự vuông góc giữa chiều dài của tấm thạch cao và thanh phụ.

Lắp tấm thạch cao thứ hai: Phải bắt lệch với thanh phụ và chú ý để chừa một khe hở nhỏ. Cứ như thế lặp lại cho đến hết.

cách thi công trần thạch cao chìm
Cách thi công trần thạch cao chìm

Bước 8 – Xử lý mối nối

Phủ kín bằng bột bả các mối nối giữa các tấm, đầu vít. Khi thực hiện công đoạn này cần phải đảm bảo phủ kín bề mặt và phẳng tránh tạo ra các gợn sóng mất mỹ quan. Để tránh bong nứt các tấm nên được dán băng keo lưới bề mặt lúc sơn bả.

Bước 9 – Hoàn thiện

Cắt cưa xử lý viền trần, vệ sinh và hoàn thiện trần thạch cao chìm.

Trần thạch cao khung chìm sau khi hoàn thiện
Trần thạch cao khung chìm sau khi hoàn thiện

Tổng kết

Với những thông tin trên, tranthachcaoaz.com mong rằng bạn sẽ có được trải nghiệm tốt cũng như thu thập được một số thông tin bổ ích cho mình về cách thi công trần thạch cao chìm cụ thể. Mong rằng bạn sẽ có được sự lựa chọn đúng đắn cho căn nhà của mình!

Rate this post

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kích thước tấm thạch cao trần thả 600×600, 600×1200 và giá bán

Tấm thạch cao thả hay thạch cao trần nổi là loại vật liệu xây dựng...

So sánh trần thạch cao và trần bê tông – Nên làm loại trần nào?

Trần nhà là một bộ phận quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và...

Có nên làm tường thạch cao phòng ngủ không? Đánh giá ưu nhược điểm

Phòng ngủ là khu vực nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày dài làm việc....

Thi công vách thạch cao: Báo giá, vật tư và các bước thi công

Vách thạch cao ngăn phòng là giải pháp làm vách ngăn phổ biến hiện nay....

Vách thạch cao cách âm, tiêu âm: Cấu tạo, ứng dụng và báo giá

Vách thạch cao cách âm là một hệ thống gồm nhiều lớp vật liệu khác...

Khoảng cách ty treo trần thạch cao bao nhiêu là phù hợp?

Trần thạch cao là loại vật liệu trang trí nội thất được sử dụng phổ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *