Trần thạch cao bị nứt, gợn sóng: nguyên nhân và cách khắc phục

1 số gia đình sử dụng trần thạch cao sẽ gặp phải hiện tượng trần nứt hay có những vết gợn sóng tại vị trí các mối nối. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này do đâu, cách xử lý như thế nào? KTS đến từ trần thạch cao AZ sẽ giúp quý vị tìm hiểu rõ vấn đề này.

Nguyên nhân gây nứt trần thạch cao

Sau khi thi công trần thạch cao rất đẹp, và sang trọng nhưng không hiểu sao sau 1 thời gian sử dụng mái trần xuất hiện những vệt nứt chân chim dọc, ngang theo mối nối của trần. Đây là hiện tượng không mới và đã rất nhiều gia đình gặp phải.

Các vết nứt này tuy nhỏ nhưng làm mất đi vẻ đẹp vốn có của trần thạch cao. Và thực sự nó khá “trướng mắt”. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này do đâu?

Thi công trần thạch cao không đúng quy trình, không theo tiêu chuẩn thiết kế

Khi thi công trần thạch cao phòng khách, phòng ngủ hay bất cứ không gian nào khác, nếu đội thợ kỹ thuật non yếu, không làm theo đúng tiêu chuẩn thiết kế về việc bố trí khoảng cách các ty treo cố định thanh U gai, thanh xương cá khiến chúng có độ rộng quá lớn sẽ khiến trần dễ bị cong võng từ đó hình thành các vết nứt xấu xí.

Các vết nứt trần thạch cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ
Các vết nứt trần thạch cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ

Còn nếu thi công khung xương trần thạch cao với các thanh U gai quá sát nhau cũng khiến tấm thạch cao bị gông quá chặt do mật độ vít cố định dày cũng gây nứt.

Theo tiêu chuẩn thiết kế và thi công trần thạch cao, quy định khoảng cách giữa các ty treo, thanh U gai, xương cá có khoảng cách tối ưu nhất như sau:

  • Khoảng cách giữa các ty treo: 800mm đến 1200mm
  • Khoảng cách giữa các thanh xương cá: 800mm đến 1200mm
  • Khoảng cách giữa các thanh U gai: 406mm

Sử dụng bột xử lý mối nối không phù hợp

Tùy từng loại tấm thạch cao như tấm chịu nước hay tấm thông thường, đơn vị thi công phải sử dụng loại bột xử lý mối nối phù hợp.

Ví dụ như nếu sử dụng tấm chịu nước phải dùng loại bột xử lý mối nối chuyên dụng cho tấm chịu nước, tấm thông thường lại có loại bột xử lý mối nối tương ứng với các đặc điểm cấu tạo, tính chất của tấm.

Chính vì vậy nếu đơn vị thi công không uy tín lựa chọn loại bột xử lý mối nối lung tung rất dễ dẫn đến tình trạng làm nứt mối nối trần thạch cao

Do sự thay đổi liên tục về nhiệt độ, độ ẩm

Với những công trình có khả năng chống nóng kém điển hình như nhà mái tôn, hay chống ẩm kém dẫn đến hiện tượng vị trí các mối nối giữa trần thạch cao và tường hoặc giữa các tấm thạch cao với nhau rất dễ bị nứt do sự giãn, nở của tường.

Trần thạch cao bị nứt do gió lùa

Hiện tượng này xảy ra phổ biến với trần thạch cao nhà cấp 4 mái tôn hoặc mái ngói có ô thông gió. Khi gió lớn lùa vào khoảng không gian bên giữa trần nguyên thủy với trần thạch cao sẽ khiến hệ thống ty treo có phần bị ảnh hưởng, rung lắc dẫn đến việc làm nứt trần

Do đó nếu làm trần thạch cao cho mái tôn, mái ngói các gia đình nên lưu ý chống nóng bằng các giải pháp khác, không nên sử dụng ô thông gió.

Trần thạch cao bị dính nước

Bạn cũng biết trần thạch cao vốn rất kỵ nước. Nếu trần dột hoặc đường ống nước đi ngầm trên trần thạch cao bị rò rỉ không chỉ khiến trần thạch cao mất đi tính thẩm mỹ do bị ố, vàng mà còn khiến nó dễ bị nứt hơn.

Thợ thi công non kinh nghiệm

Với những thợ thi công non kinh nghiệm, không được đào tạo bài bản sẽ rất dễ để xảy ra các lỗi khi thi công trần thạch cao như: hòa bột trét để lâu mới sử dụng, trét mối nối không đủ lực miết, trét không đầy khe…rất dễ dẫn đến  hiện tượng nứt trần.

Không những vậy những đội thợ non tay thường khó có thể thi công được các mẫu trần khó, đòi hỏi tính thẩm mỹ và yêu cầu kỹ thuật cao.

Trần thạch cao bị gợn sóng tại mối nối do đâu?

Một lỗi nữa khá phổ biến với trần thạch cao. Tuy nhiên lỗi này không phải sau thời gian sử dụng mới xuất hiện như lỗi nứt trần mà bạn có thể quan sát ngay sau khi trần hoàn thiện.

Đôi khi những vệt gợn sóng này khá nhỏ, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy khi có ánh sáng rọi vào, nhưng cũng có khi các điểm gơn sóng khá lớn gây mất thẩm mỹ.

Nguyên nhân của hiện tượng này đa số xuất phát từ yếu tố chủ quan – Đó là tay nghề của đội thợ thi công. Có thể nói việc xử lý mối nối là công việc đòi hỏi cao nhất về kinh nghiệm, sự khéo léo của thợ thi công.

Xử lý mối nối trần thạch cao yêu cầu sự khéo léo cùng kinh nghiệm của đội thợ thi công
Xử lý mối nối trần thạch cao yêu cầu sự khéo léo cùng kinh nghiệm của đội thợ thi công

Để xử lý các mối nối trần thạch cao đẹp nhất, bằng phẳng nhất, thợ thi công sẽ phải thực hiện cẩn thận theo đúng quy trình như sau:

–  Trước tiên hòa bột trét theo đúng tỷ lệ, sau đó trét một lớp mỏng bột xử lý mối nối vào giữa hai mối nối của tấm, rộng khoảng 60mm

– Dán băng dính lên lớp bột vừa trét, sử dụng tay miết với lực vừa đủ để lớp bột thừa tràn đều ra 2 bên băng giấy

– Phủ tiếp 1 lớp bột trét nữa lên bên trên băng giấy sao cho nó vừa đủ che bề mặt băng giấy là được

– Tại các điểm vít cố định trần cần xử lý mối nối bằng loại bột chét chuyên dụng

Bước cuối cùng, cần chờ cho lớp bột thứ nhất khô đi, tiến hành phủ tiếp một lớp bột nữa rộng chừng 80mm chồng lên lớp bột thứ nhất.

Các tấm vuông cạnh cần bả đều mặt ngoài để tạo mặt phẳng, sau đó dùng giấy nhám đánh nhẵn và lăn sơn hoàn thiện là xong. Nhưng với tấm vạt cạnh thì chỉ cần dùng giấy nhám làm phẳng vị trí của mối nối và đầu vít rồi lăn sơn hoàn thiện luôn.

Thi công theo đúng quy trình như vậy sẽ có được 1 mái trần thạch cao bằng phẳng, đẹp không tỳ vết.

Cách sửa chữa trần thạch cao bị nứt tại mối nối

Khi trần thạch cao đã bị nứt các mối nối bạn có thể liên hệ với đơn vị thi công để yêu cầu được bảo hành. Còn nếu đã hết thời hạn bảo hành sản phẩm bạn sẽ phải liên hệ với các đơn vị chuyên nhận sửa chữa trần thạch cao.

Để xử lý điểm nứt giữa các mối nối có rất nhiều cách, trong đó đội thợ kỹ thuật của AZ thường xử lý như sau:

Các bước xử lý vết nứt mối nối khá giống với cách xử lý mối nối khi thi công trần. Cụ thể các bước được thực hiện như sau:

  • Bước 1: trộn bột xử lý mối nối đúng theo tỷ lệ quy định (Các loại bột xử lý mối nối hiện đang được ưa chuộng như Duraflex, bột trét Gyproc…)
  • Bước 2: Trét bột lên các vị trí khe nối bị nứt. Lớp đầu tiên có bề phủ ngang phủ kín vệt nứt
  • Bước 3: Dán băng giấy vào vị trí khe nối đã phủ bột, phủ đều băng giấy qua 2 bên khe nối, sau đó miết với lực vừa phải để bột dàn đều sang 2 bên mép băng giấy
  • Bước 4: Đợi cho lớp bột thứ nhất đông, tiếp tục phủ lên lớp băng giấy một lớp bột thứ 2, bề ngang rộng hơn lớp bột thứ nhất rồi lại đợi cho lớp bột này khô
  • Bước 5: Phủ lớp bột cuối cùng sau khi lớp thứ 2 đã khô
  • Dùng giấy nhám để làm bằng phẳng vị trí vừa xử lý

Có thể thấy rằng để có 1 mái trần thạch cao đẹp, việc chọn đội thợ thi công là vô cùng quan trọng và cần thiết. Các gia đình muốn hạn chế được tối đa những sự cố như bị nứt trần hay bề mặt trần không bằng phẳng…hãy liên hệ ngay với AZ để được tư vấn, thiết kế và thi công.

Đội thợ thi công của AZ được đào tạo vô cùng bài bản, chuyên nghiệp, đảm bảo thi công trần thạch cao đẹp như ý. Đặc biệt AZ cam kết bảo hành cho trần thạch cao đúng như chính sách của các nhà cung cấp vật tư.

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kích thước tấm thạch cao trần thả 600×600, 600×1200 và giá bán

Tấm thạch cao thả hay thạch cao trần nổi là loại vật liệu xây dựng...

So sánh trần thạch cao và trần bê tông – Nên làm loại trần nào?

Trần nhà là một bộ phận quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và...

Có nên làm tường thạch cao phòng ngủ không? Đánh giá ưu nhược điểm

Phòng ngủ là khu vực nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày dài làm việc....

Thi công vách thạch cao: Báo giá, vật tư và các bước thi công

Vách thạch cao ngăn phòng là giải pháp làm vách ngăn phổ biến hiện nay....

Vách thạch cao cách âm, tiêu âm: Cấu tạo, ứng dụng và báo giá

Vách thạch cao cách âm là một hệ thống gồm nhiều lớp vật liệu khác...

Khoảng cách ty treo trần thạch cao bao nhiêu là phù hợp?

Trần thạch cao là loại vật liệu trang trí nội thất được sử dụng phổ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *