Trần thạch cao nổi và chìm: kiểu trần nào tốt hơn?

Như chúng ta đã biết, hiện nay, trần thạch cao nổi và chìm là 2 kiểu trần thạch cao nổi tiếng và được sử dụng nhiều nhất. Trong phạm vi bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về sự chênh lệch, những điểm khác nhau cơ bản giữa 2 kiểu trần thạch cao này để xem kiểu nào tốt hơn?

Trước hết, xét về vai trò, là kiểu trần giả cao cấp nên trong xây dựng, cả 2 kiểu trần thạch cao này đều được sử dụng như một bộ phận có “trách nhiệm” che khiếm khuyết, cách âm, cách nhiệt, trang trí nội thất và ngoại thất.

Không gian sống cực đẹp, cực hiện đại nhờ tạo hình trần thạch cao khung chìm
Không gian sống cực đẹp, cực hiện đại nhờ tạo hình trần thạch cao khung chìm

Do đó, có thể khẳng định, cả 2 kiểu trần này đều tốt. Tuy nhiên, nếu được đặt trong từng hoàn cảnh, điều kiện không gian mức độ tốt này được biểu hiện rất khác nhau.

Thứ nhất, mức độ tốt hơn giữa trần thạch cao nổi và chìm được quy định bởi đặc tính thẩm mỹ. Dựa trên đặc điểm bề mặt được bao phủ hoàn toàn bởi nét mịn, phẳng, và độ tương phản cao tuyệt đối, có thể khẳng định, trần thạch cao là kiểu trần có đặc tính thẩm mỹ số 1 hiện nay. Song cụ thể giữa 2 kiểu trần trên, thì vẻ đẹp thẩm mỹ nghiêng nhiều hơn về trần thạch cao chìm.

Bởi vậy, đối với những không gian cần sự hiện đại, sang trọng như nhà ở, khách sạn, biệt thự, trung tâm thương mại… thì trần thạch cao chìm là kiểu trần tốt hơn.

Không gian sống cực tiện dụng nhờ thiết kế trần thạch cao nổi
Không gian sống cực tiện dụng nhờ thiết kế trần thạch cao nổi

Sở dĩ vậy, bởi về hình thức, nếu trần thạch cao nổi chỉ thể hiện được nét “trần trụi” của các tấm thạch cao, thì ở trần thạch cao chìm, đó là sự trau chuốt thêm của lớp bả ma-tít. Nhờ đó, độ mịn, phẳng ở kiểu trần thạch cao này đạt mức hoàn hảo nhất.

Yếu tố thứ hai quyết định đến mức độ tốt hơn giữa trần thạch cao nổi và chìm đó là sự tiện dụng. Với yếu tố này, trần thạch cao nổi lại là kiểu trần xếp vị trí số 1. Sở dĩ vậy, bởi do không cần sơn bả nên kiểu trần này có thể dễ dàng tháo lắp khi cần di chuyển, hay sửa chữa sự cố. Nhờ đó, trần thạch cao nổi là kiểu trần đặc biệt phù hợp với không gian văn phòng, rạp hát, công ty…

Một điểm chung cần đặc biệt lưu ý với cả 2 kiểu trần đó là việc kết hợp màu sắc – ánh sáng – hình khối.  Do cả 2 kiểu trần này đều sử dụng khá nhiều chi tiết, do đó nếu không khéo léo trong kết hợp không gian của bạn rất có thể sẽ trở thành một “bãi chiến trường”. Để xóa sổ sự lo lắng này, hãy gọi ngay tới hotline 098.326.2016 (25/7). Là điểm đến đáng tin cậy, chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng mọi yêu cầu khắt khe nhất của bạn.

 

Rate this post

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kích thước tấm thạch cao trần thả 600×600, 600×1200 và giá bán

Tấm thạch cao thả hay thạch cao trần nổi là loại vật liệu xây dựng...

So sánh trần thạch cao và trần bê tông – Nên làm loại trần nào?

Trần nhà là một bộ phận quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và...

Có nên làm tường thạch cao phòng ngủ không? Đánh giá ưu nhược điểm

Phòng ngủ là khu vực nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày dài làm việc....

Thi công vách thạch cao: Báo giá, vật tư và các bước thi công

Vách thạch cao ngăn phòng là giải pháp làm vách ngăn phổ biến hiện nay....

Vách thạch cao cách âm, tiêu âm: Cấu tạo, ứng dụng và báo giá

Vách thạch cao cách âm là một hệ thống gồm nhiều lớp vật liệu khác...

Khoảng cách ty treo trần thạch cao bao nhiêu là phù hợp?

Trần thạch cao là loại vật liệu trang trí nội thất được sử dụng phổ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *